Saturday, June 25, 2016
Tuesday, June 14, 2016
Phẩm 'Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn'
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm 'Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn'
Lúc bấy giờ ngài Vô Tận Ý Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu, chắp tay hướng Phật mà bạch rằng: "Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát do nhân duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?"
Phật bảo ngài Vô Tận Ý Bồ Tát:
"Thiện nam tử! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sinh chịu các khổ não, nghe Quán Thế Âm Bồ Tát này một lòng xưng danh. Quán Thế Âm Bồ Tát tức thời xem xét tiếng tăm kia, đều đưọc giải thoát.
Nếu có người trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát này, dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy được, vì do sức uy thần của Bồ Tát này được như vậy. Nếu bị nước lớn làm trôi, xưng danh hiệu Bồ Tát này liền được chỗ cạn.
Nếu có trăm nghìn muôn ức chúng sanh vì tìm vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, trân châu các thứ báu, vào trong biển lớn, giả sử gió lớn thổi ghe thuyền của kia trôi tắp nơi nước quỉ La Sát, trong ấy nếu có nhẫn đến một người xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thời các người đó đều được thoát khỏi nạn quỉ La Sát. Do nhân duyên đó mà tên là Quán Thế Âm.
Nếu lại có người sắp bị hại, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thời dao gậy của người cầm liền gãy từnh khúc, người ấy được thoát khỏị.
Nếu quỉ Dạ Xoa cùng La Sát đầy trong cõi tam thiên đại thiên muốn đến hại người, nghe người xưng hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thời các quỉ dữ đó còn không thể dùng mắt dữ mà nhìn người, huống lại làm hại được.
Dầu lại có người hoặc có tội, hoặc không tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát thảy đều đứt rã, liền được thoát khỏi.
Nếu kẻ oán tặc đầy trong cõi tam thiên đại thiên, có một vị thương chủ dắt các người buôn đem theo nhiều của báu, trải qua nơi đường hiểm trở, trong đó có một người xướng rằng: "Các thiện nam tử! Chớ nên sợ sệt, các ông nên phải một lòng xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Bồ Tát đó hay đem pháp vô úy thí cho chúng sinh, các ông nếu xưng danh hiệu thời sẽ được thoát khỏi oán tặc này".
Các người buôn nghe rồi, đều lên tiếng xưng rằng: "Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát!", vì xưng danh hiệu Bồ Tát nên liền được thoát khỏi.
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát sức oai thần to lớn như thế.
Nếu có chúng sinh nào nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền được ly dục.
Nếu người nhiều giận hờn, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền được lìa lòng giận.
Nếu người nhiều ngu si, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền được lìa ngu si.
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có những sức uy thần lớn, nhiều lợi ích như thế, cho nên chúng sinh thường phải một lòng tưởng nhớ.
Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát, liền sinh con trai phúc đức trí tuệ; giả sử muốn cầu con gái, bèn sinh con gái có tướng xinh đẹp, trước đã trồng gốc phúc đức, mọi người đều kính mến.
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có sức thần như thế.
Nếu có chúng sinh cung kính lễ lạy Quán Thế Âm Bồ Tát, thời phúc đức chẳng luống mất. Cho nên chúng sinh đều phải thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát.
Vô Tận Ý! Nếu có người thọ trì danh hiệu của sáu mươi hai ức hằng hà sa bồ tát lại trọn đời cúng dường đồ ăn uống y phục, giường nằm thuốc thang. Ý ông nghĩ sao? Công đức của người thiện nam tử, thiện nữ nhân đó có nhiều chăng?"
Vô Tận Ý thưa: "Bạch Thế Tôn! Rất nhiều".
Phật nói: "Nếu lại có người thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, nhẫn đến một thời lễ lạy cúng dường, thời phúc của hai người đó bằng nhau không khác, trong trăm nghìn ức kiếp không thể cùng tận. Vô Tận Ý! Thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát được vô lượng vô biên phúc đức lợi ích như thế."
Ngài Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: "Thế Tôn, Quán Thế Âm Bồ Tát dạo đi trong cõi Ta Bà như thế nào?"
Phật bảo Vô Tận Ý Bồ Tát: "Thiện nam tử! Nếu có chúng sinh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật được độ thoát thời Quán Thế Âm Bồ Tát liền hiện thân Phật vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Duyên Giác đượcc độ thoát, liền hiện thân Duyên Giác mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Thanh Văn được độ thoát, liền hiện thân Thanh Văn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Phạm Vương được độ thoát, liền hiện thân Phạm Vương mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Ðế Thích được độ thoát, liền hiện thân Ðế Thích mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tự Tại Thiên được độ thoát, liền hiện thân Tự Tại-Thiên mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Ðại Tự Tại Thiên được độ thoát, liền hiện thân Ðại Tự Tại Thiên mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Thiên Ðại Tướng Quân được độ thoát, liền hiện thân Thiên Ðại Tướng Quân mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tỳ Sa Môn được độ thoát, liền hiện thân Tỳ Sa Môn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tiểu Vương được độ thoát, liền hiện thân Tiểu Vương mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Trưởng Giả được độ thoát, liền hiện thân Trưởng Giả mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Cư Sĩ được độ thoát, liền hiện thân Cư Sĩ mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tể Quan được độ thoát, liền hiện thân Tể Quan mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Bà La Môn được độ thoát, liền hiện thân Bà La Môn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di được độ thoát, liền hiện thân Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân phụ nữ của Trưởng Giả, Cư Sĩ, Tể Quan, Bà La Môn được độ thoát, liền hiện thân phụ nữ mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân đồng nam, đồng nữ được độ thoát, liền hiện thân đồng nam, đồng nữ mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tròi, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Dà, nhân cùng phi nhân được độ thoát, liền đều hiện ra mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Chấp Kim Cang Thần được độ thoát, liền hiện thân Chấp Kim Cang Thần mà vì đó nói pháp.
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ-Tát đó thành tựu công đức như thế, dùng các thân hình, dạo đi trong các cõi nước để độ thoát chúng sinh, cho nên các ông phải một lòng cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát.
Quán Thế Âm Ðại Bồ-Tát đó ở trong chỗ nạn gấp sợ sệt hay ban sự vô úy, cho nên cõi Ta Bà này đều gọi Ngài là vị "Thí Vô Úy".
Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật: "Thế-Tôn! Con nay phải cúng dường Quán Thế Âm Bồ-Tát". Liền mở chuỗi ngọc bằng các châu báu nơi cổ giá trị trăm nghìn lạng vàng, đem trao cho ngài Quán Thế Âm mà nói rằng: "Xin Ngài nhận chuỗi trân bảo pháp thí này"
Khi ấy Quán-Thế-Âm Bồ-tát chẳng chịu nhận chuỗi. Ngài Vô Tận Ý lại thưa cùng Quán Thế Âm Bồ Tát rằng: "Xin Ngài vì thương chúng tôi mà nhận chuỗi ngọc này".
Bấy giờ Phật bảo Quán Thế Âm Bồ Tát: "Ông nên thương Vô Tận Ý Bồ Tát này và hàng tứ chúng cùng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Dà, nhân và phi nhân v.v... mà nhận chuỗi ngọc đó".
Tức thời Quán Thế Âm Bồ-Tát thương hàng tứ chúng và Trời, Rồng, nhân, phi nhân v.v... mà nhận chuỗi ngọc đó chia làm hai phần: một phần dâng đức Thích Ca Mâu Ni Phật, một phần dâng tháp của Phật Ða Bảo.
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có sức thần tự tại như thế, dạo đi nơi cõi Ta Bà.
Lúc đó, ngài Vô Tận Ý Bồ Tát nói kệ hỏi Phật rằng:
Thế Tôn đủ tướng tốt!
Con nay lại hỏi kia
Phật Tử nhân duyên gì
Tên là Quá Thế Âm?
Ðấng đầy đủ tướng tốt
Kệ đáp Vô Tận Ý:
Ông nghe hạnh Quán Âm
Khéo ứng các nơi chỗ
Thệ rộng sâu như biển
Nhiều kiếp chẳng nghĩ bàn
Hầu nhiều nghìn đức Phật
Phát nguyện thanh tịnh lớn.
Ta vì ông lược nói
Nghe tên cùng thấy thân
Tâm niệm chẳng luống qua
Hay diệt khổ các cõi
Giả sử sinh lòng hại
Xô rớt hầm lửa lớn
Do sức niệm Quán Âm
Hầm lửa biến thành ao
Hoặc trôi dạt biển lớn
Các nạn quỉ, cá, rồng
Do sức niệm Quán Âm
Sóng mòi chẳng chìm được
Hoặc ở chót Tu Di
Bị người xô rớt xuống
Do sức niệm Quán Âm
Như mặt nhật treo không
Hoặc bị người dữ rượt
Rớt xuống núi Kim Cang
Do sức niệm Quán Âm
Chẳng tổn đến mảy lông
Hoặc gặp oán tặc vây
Ðều cầm dao làm hại
Do sức niệm Quán Âm
Ðều liền sinh lòng lành
Hoặc bị khổ nạn vua
Khi hành hình sắp chết
Do sức niệm Quán Âm
Dao liền gãy từng đoạn
Hoặc tù cấm xiềng xích
Tay chân bị gông cùm
Do sức niệm Quán Âm
Tháo rã được giải thoát
Nguyền rủa các thuốc độc
muốn hại đến thân đó
Do sức niệm Quán Âm
Trở hại nơi bổn nhân
Hoặc gặp La Sát dữ
Rồng độc các loài quỉ
Do sức niệm Quán Âm
Liền đều không dám hại
Hoặc thú dữ vây quanh
Nanh vuốt nhọn đáng sợ
Do sức niệm Quán Âm
Vội vàng bỏ chạy thẳng
Rắn độc cùng bò cạp
Hơi độc khói lửa đốt
Do sức niệm Quán Âm
Theo tiếng tự bỏ đi
Mây sấm nổ sét đánh
Tuôn giá, xối mưa lớn
Do sức niệm Quán Âm
Liền được tiêu tan cả
Chúng sinh bị khổ ách
Vô lượng khổ bức thân
Quán Âm sức trí diệu
Hay cứu khổ thế gian
Ðầy đủ sức thần thông
Rộng tu trí phương tiện
Các cõi nước mười phương
Không cõi nào chẳng hiện
Các loài trong đường dữ:
Ðịa ngục, quỉ, súc sanh
Sinh, già, bịnh, chết khổ
Lần đều khiến dứt hết
Chân quán thanh tịnh quán
Trí tuệ quán rộng lớn
Bi quán và từ quán
Thường nguyện thường chiêm ngưỡng
Sáng thanh tịnh không nhơ
Tuệ nhật phá các tối
Hay phục tai khói lửa
Khắp soi sáng thế gian
Lòng bi ran như sấm
Ý Tứ diệu dường mây
Xối mưa pháp cam lộ
Dứt trừ lửa phiền não
Cãi kiện qua chỗ quan
Trong quân trận sợ sệt
Do sức niệm Quán Âm
Cừu oán đều lui tan
Diệu Âm, Quán Thế Âm
Phạm Âm, Hải Triều Âm
Tiếng hơn thế gian kia
Cho nên thường phải niệm
Niệm niệm chớ sanh nghi
Quán Âm bậc tịnh thánh
Nơi khổ não nạn chết
Hay vì làm nương cậy
Ðủ tất cả công đức
Mắt lành trông chúng sanh
Biển phúc lớn không lường
Cho nên phải đảnh lễ
Bấy giờ, ngài Trì Ðịa Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy đến trước Phật bạch rằng: "Thế Tôn! Nếu có chúng sanh nào nghe phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát đạo nghiệp tự tại, Phổ môn thị hiện sức thần thông này, thời phải biết công đức người đó chẳng ít".
Lúc Phật nói phẩm Phổ Môn này, trong chúng có tám muôn bốn nghìn chúng sanh đều phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Phẩm 'Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn'
Lúc bấy giờ ngài Vô Tận Ý Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu, chắp tay hướng Phật mà bạch rằng: "Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát do nhân duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?"
Phật bảo ngài Vô Tận Ý Bồ Tát:
"Thiện nam tử! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sinh chịu các khổ não, nghe Quán Thế Âm Bồ Tát này một lòng xưng danh. Quán Thế Âm Bồ Tát tức thời xem xét tiếng tăm kia, đều đưọc giải thoát.
Nếu có người trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát này, dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy được, vì do sức uy thần của Bồ Tát này được như vậy. Nếu bị nước lớn làm trôi, xưng danh hiệu Bồ Tát này liền được chỗ cạn.
Nếu có trăm nghìn muôn ức chúng sanh vì tìm vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, trân châu các thứ báu, vào trong biển lớn, giả sử gió lớn thổi ghe thuyền của kia trôi tắp nơi nước quỉ La Sát, trong ấy nếu có nhẫn đến một người xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thời các người đó đều được thoát khỏi nạn quỉ La Sát. Do nhân duyên đó mà tên là Quán Thế Âm.
Nếu lại có người sắp bị hại, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thời dao gậy của người cầm liền gãy từnh khúc, người ấy được thoát khỏị.
Nếu quỉ Dạ Xoa cùng La Sát đầy trong cõi tam thiên đại thiên muốn đến hại người, nghe người xưng hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thời các quỉ dữ đó còn không thể dùng mắt dữ mà nhìn người, huống lại làm hại được.
Dầu lại có người hoặc có tội, hoặc không tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát thảy đều đứt rã, liền được thoát khỏi.
Nếu kẻ oán tặc đầy trong cõi tam thiên đại thiên, có một vị thương chủ dắt các người buôn đem theo nhiều của báu, trải qua nơi đường hiểm trở, trong đó có một người xướng rằng: "Các thiện nam tử! Chớ nên sợ sệt, các ông nên phải một lòng xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Bồ Tát đó hay đem pháp vô úy thí cho chúng sinh, các ông nếu xưng danh hiệu thời sẽ được thoát khỏi oán tặc này".
Các người buôn nghe rồi, đều lên tiếng xưng rằng: "Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát!", vì xưng danh hiệu Bồ Tát nên liền được thoát khỏi.
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát sức oai thần to lớn như thế.
Nếu có chúng sinh nào nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền được ly dục.
Nếu người nhiều giận hờn, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền được lìa lòng giận.
Nếu người nhiều ngu si, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền được lìa ngu si.
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có những sức uy thần lớn, nhiều lợi ích như thế, cho nên chúng sinh thường phải một lòng tưởng nhớ.
Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát, liền sinh con trai phúc đức trí tuệ; giả sử muốn cầu con gái, bèn sinh con gái có tướng xinh đẹp, trước đã trồng gốc phúc đức, mọi người đều kính mến.
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có sức thần như thế.
Nếu có chúng sinh cung kính lễ lạy Quán Thế Âm Bồ Tát, thời phúc đức chẳng luống mất. Cho nên chúng sinh đều phải thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát.
Vô Tận Ý! Nếu có người thọ trì danh hiệu của sáu mươi hai ức hằng hà sa bồ tát lại trọn đời cúng dường đồ ăn uống y phục, giường nằm thuốc thang. Ý ông nghĩ sao? Công đức của người thiện nam tử, thiện nữ nhân đó có nhiều chăng?"
Vô Tận Ý thưa: "Bạch Thế Tôn! Rất nhiều".
Phật nói: "Nếu lại có người thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, nhẫn đến một thời lễ lạy cúng dường, thời phúc của hai người đó bằng nhau không khác, trong trăm nghìn ức kiếp không thể cùng tận. Vô Tận Ý! Thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát được vô lượng vô biên phúc đức lợi ích như thế."
Ngài Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: "Thế Tôn, Quán Thế Âm Bồ Tát dạo đi trong cõi Ta Bà như thế nào?"
Phật bảo Vô Tận Ý Bồ Tát: "Thiện nam tử! Nếu có chúng sinh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật được độ thoát thời Quán Thế Âm Bồ Tát liền hiện thân Phật vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Duyên Giác đượcc độ thoát, liền hiện thân Duyên Giác mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Thanh Văn được độ thoát, liền hiện thân Thanh Văn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Phạm Vương được độ thoát, liền hiện thân Phạm Vương mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Ðế Thích được độ thoát, liền hiện thân Ðế Thích mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tự Tại Thiên được độ thoát, liền hiện thân Tự Tại-Thiên mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Ðại Tự Tại Thiên được độ thoát, liền hiện thân Ðại Tự Tại Thiên mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Thiên Ðại Tướng Quân được độ thoát, liền hiện thân Thiên Ðại Tướng Quân mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tỳ Sa Môn được độ thoát, liền hiện thân Tỳ Sa Môn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tiểu Vương được độ thoát, liền hiện thân Tiểu Vương mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Trưởng Giả được độ thoát, liền hiện thân Trưởng Giả mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Cư Sĩ được độ thoát, liền hiện thân Cư Sĩ mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tể Quan được độ thoát, liền hiện thân Tể Quan mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Bà La Môn được độ thoát, liền hiện thân Bà La Môn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di được độ thoát, liền hiện thân Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân phụ nữ của Trưởng Giả, Cư Sĩ, Tể Quan, Bà La Môn được độ thoát, liền hiện thân phụ nữ mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân đồng nam, đồng nữ được độ thoát, liền hiện thân đồng nam, đồng nữ mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tròi, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Dà, nhân cùng phi nhân được độ thoát, liền đều hiện ra mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Chấp Kim Cang Thần được độ thoát, liền hiện thân Chấp Kim Cang Thần mà vì đó nói pháp.
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ-Tát đó thành tựu công đức như thế, dùng các thân hình, dạo đi trong các cõi nước để độ thoát chúng sinh, cho nên các ông phải một lòng cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát.
Quán Thế Âm Ðại Bồ-Tát đó ở trong chỗ nạn gấp sợ sệt hay ban sự vô úy, cho nên cõi Ta Bà này đều gọi Ngài là vị "Thí Vô Úy".
Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật: "Thế-Tôn! Con nay phải cúng dường Quán Thế Âm Bồ-Tát". Liền mở chuỗi ngọc bằng các châu báu nơi cổ giá trị trăm nghìn lạng vàng, đem trao cho ngài Quán Thế Âm mà nói rằng: "Xin Ngài nhận chuỗi trân bảo pháp thí này"
Khi ấy Quán-Thế-Âm Bồ-tát chẳng chịu nhận chuỗi. Ngài Vô Tận Ý lại thưa cùng Quán Thế Âm Bồ Tát rằng: "Xin Ngài vì thương chúng tôi mà nhận chuỗi ngọc này".
Bấy giờ Phật bảo Quán Thế Âm Bồ Tát: "Ông nên thương Vô Tận Ý Bồ Tát này và hàng tứ chúng cùng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Dà, nhân và phi nhân v.v... mà nhận chuỗi ngọc đó".
Tức thời Quán Thế Âm Bồ-Tát thương hàng tứ chúng và Trời, Rồng, nhân, phi nhân v.v... mà nhận chuỗi ngọc đó chia làm hai phần: một phần dâng đức Thích Ca Mâu Ni Phật, một phần dâng tháp của Phật Ða Bảo.
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có sức thần tự tại như thế, dạo đi nơi cõi Ta Bà.
Lúc đó, ngài Vô Tận Ý Bồ Tát nói kệ hỏi Phật rằng:
Thế Tôn đủ tướng tốt!
Con nay lại hỏi kia
Phật Tử nhân duyên gì
Tên là Quá Thế Âm?
Ðấng đầy đủ tướng tốt
Kệ đáp Vô Tận Ý:
Ông nghe hạnh Quán Âm
Khéo ứng các nơi chỗ
Thệ rộng sâu như biển
Nhiều kiếp chẳng nghĩ bàn
Hầu nhiều nghìn đức Phật
Phát nguyện thanh tịnh lớn.
Ta vì ông lược nói
Nghe tên cùng thấy thân
Tâm niệm chẳng luống qua
Hay diệt khổ các cõi
Giả sử sinh lòng hại
Xô rớt hầm lửa lớn
Do sức niệm Quán Âm
Hầm lửa biến thành ao
Hoặc trôi dạt biển lớn
Các nạn quỉ, cá, rồng
Do sức niệm Quán Âm
Sóng mòi chẳng chìm được
Hoặc ở chót Tu Di
Bị người xô rớt xuống
Do sức niệm Quán Âm
Như mặt nhật treo không
Hoặc bị người dữ rượt
Rớt xuống núi Kim Cang
Do sức niệm Quán Âm
Chẳng tổn đến mảy lông
Hoặc gặp oán tặc vây
Ðều cầm dao làm hại
Do sức niệm Quán Âm
Ðều liền sinh lòng lành
Hoặc bị khổ nạn vua
Khi hành hình sắp chết
Do sức niệm Quán Âm
Dao liền gãy từng đoạn
Hoặc tù cấm xiềng xích
Tay chân bị gông cùm
Do sức niệm Quán Âm
Tháo rã được giải thoát
Nguyền rủa các thuốc độc
muốn hại đến thân đó
Do sức niệm Quán Âm
Trở hại nơi bổn nhân
Hoặc gặp La Sát dữ
Rồng độc các loài quỉ
Do sức niệm Quán Âm
Liền đều không dám hại
Hoặc thú dữ vây quanh
Nanh vuốt nhọn đáng sợ
Do sức niệm Quán Âm
Vội vàng bỏ chạy thẳng
Rắn độc cùng bò cạp
Hơi độc khói lửa đốt
Do sức niệm Quán Âm
Theo tiếng tự bỏ đi
Mây sấm nổ sét đánh
Tuôn giá, xối mưa lớn
Do sức niệm Quán Âm
Liền được tiêu tan cả
Chúng sinh bị khổ ách
Vô lượng khổ bức thân
Quán Âm sức trí diệu
Hay cứu khổ thế gian
Ðầy đủ sức thần thông
Rộng tu trí phương tiện
Các cõi nước mười phương
Không cõi nào chẳng hiện
Các loài trong đường dữ:
Ðịa ngục, quỉ, súc sanh
Sinh, già, bịnh, chết khổ
Lần đều khiến dứt hết
Chân quán thanh tịnh quán
Trí tuệ quán rộng lớn
Bi quán và từ quán
Thường nguyện thường chiêm ngưỡng
Sáng thanh tịnh không nhơ
Tuệ nhật phá các tối
Hay phục tai khói lửa
Khắp soi sáng thế gian
Lòng bi ran như sấm
Ý Tứ diệu dường mây
Xối mưa pháp cam lộ
Dứt trừ lửa phiền não
Cãi kiện qua chỗ quan
Trong quân trận sợ sệt
Do sức niệm Quán Âm
Cừu oán đều lui tan
Diệu Âm, Quán Thế Âm
Phạm Âm, Hải Triều Âm
Tiếng hơn thế gian kia
Cho nên thường phải niệm
Niệm niệm chớ sanh nghi
Quán Âm bậc tịnh thánh
Nơi khổ não nạn chết
Hay vì làm nương cậy
Ðủ tất cả công đức
Mắt lành trông chúng sanh
Biển phúc lớn không lường
Cho nên phải đảnh lễ
Bấy giờ, ngài Trì Ðịa Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy đến trước Phật bạch rằng: "Thế Tôn! Nếu có chúng sanh nào nghe phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát đạo nghiệp tự tại, Phổ môn thị hiện sức thần thông này, thời phải biết công đức người đó chẳng ít".
Lúc Phật nói phẩm Phổ Môn này, trong chúng có tám muôn bốn nghìn chúng sanh đều phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác.
KINH Diệu Pháp Liên Hoa
KINHDiệu Pháp Liên HoaÐời Diêu Tần Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch từ tiếng Phạn sang Hoa văn,Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Dịch từ Hoa văn sang tiếng ViệtMục Lục:
A.- Phần Tổng Hiện B.- Phần Khai Phật-Tri-Kiến C.- Phần Thị Phật-Tri-Kiến D.- Phần Ngộ-Phật Tri-Kiến E.- Phần Nhập Phật-Tri-Kiến
Trích cuối tập 9 Kinh Ðại-Bửu-Tích............Chư pháp hữu thân mến, cho phép tôi được dùng từ này để gọi tất cả các giới Phật tử xuất gia cũng như tại gia, tôi có ý nguyện nhỏ, dầu nhỏ nhưng là từ đáy lòng thiết tha, muốn cùng các pháp hữu, tất cả các pháp hữu, những ai có đọc có tụng có nghe thấy những quyển kinh sách do tôi dịch soạn, sẽ là người bạn quyến thuộc thân thiết với tôi đời này và mãi mãi những đời sau, cùng nhau kết pháp duyên, cùng nhau dự pháp hội, cùng dìu dắt nhau, dìu dắt tôi để được vững bước mãi trên con đường đạo dài xa, con đường đạo nhiều trở ngại chông gai lồng giữa cõi đời thế tục mà lớp vỏ cứng của nó là tứ lưu bát nạn, cạm bẫy của nó là lợi danh ngũ dục, sức mạnh của nó là cơn lốc bát phong. Tôi chơn thành nói lên câu cần dìu dắt nhau. Vì vào giây phút mà tôi đang nguệch ngoạc ghi lại ngửng mặt tự xưng là Tỳ Kheo chơn chánh, chỉ biết như thảo phú địa, nhứt tâm sám hối mười phương pháp giới.Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát.Chùa Vạn ÐứcNgày Trùng Cửu, Năm Kỷ Tỵ.(08-10-1989)THÍCH TRÍ TịNHCẩn ChíKinh Pháp Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ Tát.Tâm nguyện của Phật là tâm nguyện khắp độ chúng sanh đạt thành đạo quả giác ngộ. Bởi thế nên ngay quyển đầu của kinh về Phẩm Phương Tiện đã nói: "Phật ra đời là vì một nhơn duyên lớn duy nhất là khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật". Thế nghĩa là Phật rộng mở phương tiện pháp môn, chỉ bày chơn tâm Phật tánh để chúng sanh tin tưởng khả năng thánh thiện của mình mà tiến tu đến Phật quả.Phương tiện của Phật là phương tiện huyền diệu được sanh trưởng và dinh dưỡng bởi trí tuệ từ bi hỷ xả lợi tha có khả năng đưa tất cả chúng sanh đồng chứng nhất thừa Phật quả. Ðức Phật nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật. Ta là Phật đã thành. Chúng sanh là Phật sẽ thành, nếu chúng sanh tinh tấn nỗ lực tu hành thì cũng sẽ thành Phật như ta vậy. Nhưng chúng sanh đắm chìm trong ngũ dục lạc, nên tạo nhiều tội lỗi để rồi hiện thành căn tánh cao thấp, nghiệp duyên nặng nhẹ khác nhau. Ðức Phật lại phải từ đó mà lập ra có muôn ngàn phương tiện để hóa độ. Nghĩa là từ nhứt thượng thừa mà đức Phật đã phải phương tiện huyền khai làm thành ba thừa để rồi sau đó, khi căn tánh chúng sanh thuần thục ngài lại dần dần đưa lên nhứt thừa Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.Hai mươi tám phẩm Kinh Pháp Hoa chan chứa tâm hạnh của Phật và Ðại Bồ Tát, trải dài những con đường phương tiện giáo hóa thênh thang ngõ hầu mang chúng sanh từ phàm đến thánh, từ tam thừa Thinh Văn Duyên Giác và Bồ Tát đến quả vị nhứt thừa vô thượng Phật quả.Nội dung kinh Pháp Hoa cho ta thấy không phương tiện độ sanh nào mà không có, không cửa pháp môn giải thoát rốt ráo nào mà không mở, không cảnh giới Phật nào mầu nhiệm thiện duyên thâm mật với chúng sanh cõi ta bà này mà không ảnh hiện, không hạnh nguyện giáo hóa độ sanh nào của Phật và Bồ Tát mà không thể đạt ba la mật. Thật là một bộ kinh khế hợp cho đủ mọi trình độ căn tánh nghiệp duyên của chúng sanh. Vì thế xưa nay kinh Pháp Hoa đã được không biết bao nhà Phật học huyên bác chú thích sớ giải làm cho kinh Pháp Hoa rạng rỡ từ ngàn năm này đến ngàn năm khác và phổ cập nhân gian. Ðến nỗi nghĩa lý của kinh Pháp Hoa quá ư vi diệu tuyệt vời, kinh bản được đời đời ấn hành phổ biến uy thế tạo thành một tôn phái với danh xưng là Pháp Hoa Tôn hay Thiên Thai Tôn, một tôn phái có ảnh hưởng lớn ở Nhật Bản và Trung Hoa do Trí Giả Ðại Sư thành lập.Trong thời thế sự cuồng quây, đạo tâm ngày một suy vi, phong hóa niềm tin lay chuyển đến tận gốc rễ như thời này đây, để cho mọi người còn chút phước duyên đang bềnh bồng trên bể đời có thuyền nương tựa, có đất phì nhiêu của bến bờ để gieo giống Bồ Ðề, nên Phật Học Viện Quốc Tế nguyện in lại kinh Pháp Hoa này ngõ hầu làm thuyền bát nhã, làm ruộng phước phì nhiêu, làm hải đăng và bến đổ cho khắp cả mọi kiếp thuyền đời trở thành những thiện hữu Bồ Ðề kết duyên cùng Phật đạo Chánh Ðẳng Chánh Giác.Khắp nguyện mười phương bạn lành gần xa mở rộng lòng ra phát tâm Bồ Ðề thọ trì và ấn tống kinh Pháp Hoa này để tạo cơ hội sớm ngộ nhập tri kiến Phật, ngõ hầu thăng hoa đời sống đạo quả Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.Phật lịch 2530, Vía Phật A Di Ðà - 1986 Bính DầnThích Ðức Niệm
(Dùng ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh mà tụng kinh, thời phước đức vô lượng, nên trước khi tụng kinh cần phải sám-hối, sám-hối tức là làm cho 3 nghiệp thanh tịnh)Nam-mô thập-phương tận hư-không giới nhứt thiết Chư Phật. (1 lạy)Nam-mô thập-phương tận hư-không giới nhứt thiết Tôn Pháp. (1 lạy)Nam-mô thập-phương tận hư-không giới nhứt-thiết Hiền Thánh Tăng (1 lạy)(Quì, tay cầm hương cúng-dường phát nguyện)Nguyện mây hương mầu nàyKhắp cùng mười phương cõiCúng-dường tất cả Phật.Tôn Pháp, các Bồ-Tát,Vô biên chúng Thanh-vănVà cả thảy Thánh-hiềnDuyên khởi đài sáng chóiTrùm đến vô biên cõi,Khắp xông các chúng-sanhÐều phát lòng Bồ-đề,Xa lìa những nghiệp vọngTrọn nên đạo vô-thượng.(cầm hương lạy 1 lạy)(Ðứng chắp tay xướng)Sắc thân Như-Lai đẹpTrong đời không ai bằngKhông sánh, chẳng nghĩ bànNên nay con đảnh lễSắc thân Phật vô-tậnTrí-tuệ Phật cũng thế,Tất cả Pháp thường-trụCho nên con về nương,Sức trí lớn nguyện lớnKhắp độ chúng quần-sanh,Khiến bỏ thân nóng khổSanh kia nước mát vui.Con nay sạch ba nghiệpQui-y và lễ tánNguyện cùng các chúng-sanhÐồng sanh nước An-Lạc.Án phạ nhựt ra vật. (7 lần)Chí Tâm Ðảnh Lễ(Câu này thông cả 9 câu dưới, đều xướng ở đầu câu)Thường-tịch-quang tịnh độA-Di-Ðà Như-LaiPháp-thân mầu thanh-tịnhKhắp pháp-giới chư Phật (1 lạy)Thật báo trang nghiêm độA-Di-Ðà Như-LaiThân tướng hải vi-trầnKhắp pháp-giới chư Phật (1 lạy)Phương-tiện thánh cư độA-Di-Ðà Như-LaiThân trang-nghiêm giải-thoátKhắp pháp-giới chư Phật (1 lạy)Cõi An-Lạc phương TâyA-Di-Ðà Như-LaiThân căn giới đại-thừaKhắp pháp-giới chư Phật (1 lạy)Cõi An-Lạc phương TâyA-Di-Ðà Như-LaiThân hóa đến mười phươngKhắp pháp-giới chư Phật (1 lạy)Cõi An-Lạc phương tâyGiáo hạnh lý ba kinhTột nói bày y chánhKhắp pháp-giới Tôn Pháp (1 lạy)Cõi An-Lạc phương tâyQuán-thế-Âm Bồ-tátThân tử-kim muôn ứcKhắp pháp-giới Bồ-tát (1 lạy)Cõi An-Lạc phương tâyÐại Thế-Chí Bồ-tátThân trí sáng vô-biênKhắp pháp-giới Bồ-tát (1 lạy)Cõi An-Lạc phương tâyThanh-tịnh đại-hải-chúngThân hai nghiêm: Phước, tríKhắp pháp-giới Thánh-chúng (1 lạy)( Ðứng chắp tay nguyện: )' Con nay khắp vì bốn ơn ba cõi cùng chúng sanh ' Trong pháp-giới, đều nguyệndứt trừ ba chướng(1)' nên qui mạng (2) sám-hối(3)'(1 lạy quỳ chắp tay sám hối)Chí Tâm Sám Hối:Ðệ tử... và chúng sanh trong pháp giới, từ đời vô thỉ nhẫn đến ngày nay, bị vô minh che đậy nên điên đảo mê-lầm, lại do sáu căn ba nghiệp (4) quen theo pháp chẳng lành, rộng phạm mười điều dữ cùng năm tội vô-gián (5) và tất cả các tội khác, nhiều vô-lượng vô-biên nói không kể hết. Mười phương các đức Phật thường ở trong đời, tiếng pháp không dứt, hương mầu đầy lấp, pháp vị ngập tràn, phóng ánh sáng sạch trong chiếu soi tất cả Lý mầu thường trụ đầy dẫy hư-không.Con từ vô-thỉ đến nay, sáu căn che mù, ba nghiệp tối tăm, chẳng thấy, chằng nghe, chẳng hay chẳng biết, vì nhân duyên đó trôi mãi trong vòng sanh tử, trải qua các đường dữ (6) trăm nghìn muôn kiếp trọn không lúc nào ra khỏi. - Kinh rằng: 'Ðức Tỳ-Lô-Giá-Na thân khắp cả chỗ, chỗ của Phật ở gọi là Thường-Tịch-Quang, cho nên phải biết cả thảy các pháp đều là Phật-pháp, mà con không rõ lại theo giòng vô-minh, vì thế trong trí Bồ-đề mà thấy không thanh-tịnh, trong cảnh giải thoát mà sanh ràng buộc. Nay mới tỏ ngộ, nay mới chừa bỏ ăn năn, phụng đối trước các đức Phật và A-Di-Ðà Thế-Tôn mà pháp lồ (7) sám hối làm cho đệ tử và pháp-giới chúng-sanh, tất cả tội nặng do ba nghiệp sáu căn, gây tạo từ vô thỉ, hoặc hiện tại cùng vị-lai, chính mình tự gây tạo hoặc biểu người, hay là thấy nghe người gây tạo mà vui theo, hoặc nhớ hoặc chẳng nhớ, hoặc biết hoặc chẳng biết, hoặc nghi hoặc chẳng nghi, hoặc che giấu hoặc chẳng che giấu, thảy đều được rốt ráo thanh tịnh.Ðệ-tử sám-hối rồi, sáu căn cùng ba nghiệp trong sạch, không lỗi lầm, căn lành tu tập cũng trọn thanh-tịnh, thảy đều hồi hướng dùng trang-nghiêm Tịnh-Ðộ khắp với chúng-sinh, đồng sanh về nước An-Dưỡng.Nguyện đức A-Di-Ðà Phật thường đến hộ trì, làm cho căn-lành của đệ tử hiện-tiền tăng-tấn, chẳng mất nhân duyên Tịnh-độ, đến giờ lâm chung, thân an niệm chánh, xem nghe đều rõ ràng, tận mặt thấy đức A-Di-Ðà cùng các Thánh-chúng, tay cầm đài hoa tiếp dẫn đệ tử, trong khoảng sát-na sanh ra trước Phật, đủ đạo-hạnh Bồ-tát, rộng độ khắp chúng-sanh đồng thành Phật-đạo.Ðệ-tử sám-hối phát nguyện rồi qui mạng đảnh lễ: Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới, đại-từ đại-bi, A-Di-Ðà Như-Lai, biến pháp-giới Tam-Bảo (1 lạy)( lạy xong tiếp Nghi Thức tụng kinh )Thích Nghĩa Sám Pháp(1) Phiền não, nghiệp nhân, quả báo ba món đều hay làm chướng ngại đường giải thoát nên gọi: 'Ba mónchướng.'(2) Ðem thân mạng về nương, giao phó cho Phật, Pháp, Tăng chính là nghĩa của hai chữ 'Nam-mô'.(3) Nói đủ là Sám-ma hối quá. 'Sám ma' là tiếng Phạm, nghĩa là 'hối quá', tức là ăn năn tội trước, ngừa giữ lỗi sau.(4) Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý: sáu căn, và ba nghiệp: thân, khẩu, ý.(5) Giết cha, giết mẹ, giết thánh nhơn, ác tâm làm thân Phật ra máu, phá hòa hiệp Tăng, gọi là năm tộiNghịch, nếu phạm sẽ bị đọa vào ngục Vô-gián nên gọi là tội Vô-gián - Ngục Vô-gián là chỗ thọ khổ không có lúc nào ngừng ngớt.(6) A-tu-la, Súc-sanh, Ngạ quỉ, Ðịa ngục, các đường đó vui ít khổ nhiều, do nghiệp dữ cảm ra.(7) Bày lộ tội lỗi ra trước Chúng-Nhơn không chút giấu che thời gọi là phát lồ, trái với phú tàng (che giấu). Có phát lồ thời tội mới tiêu, như bịnh cảm mà đặng phát hạn (ra mồ hôi).________________________Nghi Thức Trì Tụng----------------Bài Tán Lư HươngLò hương vừa nhen nhúmPháp-giới đã được xôngCác Phật trong hải hội đều xa hayTheo chỗ kết mây lànhLòng thành mới ân cầnCác Phật hiện toàn thân.Nam-mô Hương-Vân-Cái Bồ-tát Ma-ha-tát (3lần)Chân Ngôn Tịnh Pháp GiớiÁn lam ( 7 lần )( Trì chú này thì thân tâm, cảnh vật đều thanh tịnh )Chân Ngôn Tịnh Khẩu NghiệpTu rị tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị ta bà ha. (7 lần)( Trì chú này thì hơi miệng trong sạch )Án ta phạ, bà phạ thuật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ bà phạt thuật độ hám (3 lần)(Trì chú này thì hoa hương cùng tiếng tụng niệm sẽ khắp cúng-dường cả mười phương)Văn Phát NguyệnNam-mô Thập-phương Thường-trụ Tam-bảo (3 lần)Cúi lạy đấng Tam-giới Tôn,Qui mạng cùng mười phương PhậtTôi nay phát nguyện rộngThọ-trì kinh Pháp-HoaTrên đền bốn ơn nặngDưới cứu khổ tam đồ ( súc sanh, ngạ quỉ, địa ngục )Nếu có kẻ thấy ngheÐều phát lòng Bồ-đềHết một báo-thân nàySanh qua cõi Cực-Lạc.Nam-mô Bổn-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật (3 lần)Bài Khai KinhPháp vi-diệu rất sâu vô-lượngTrăn nghìn muôn ức khó gặpTôi nay nghe thấy được thọ trìNguyện hiểu nghĩa chơn thật của Như-Lai.Bài Khen Ngợi KinhHơn sáu muôn lời, thành bảy cuốnRộng chứa đựng vô-biên nghĩa mầuTrong cổ nước cam-lộ rịn nhuầnTrong miệng chất đề-hồ nhỏ mátBên răng ngọc trắng tuôn xá-lợiTrên lưỡi sen hồng phóng hào quangDầu cho tạo tội hơn núi cảChẳng nhọc Diệu-Pháp vài ba hàng.Nam-mô Pháp-Hoa Hội-Thượng Phật Bồ-tát. ( 3 lần )
Kinh Diệu Pháp Liên HoaQuyển Thứ NhấtÐời Diêu Tần Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập vưng chiếu dịch.Phẩm 'Tựa' Thứ Nhất1.- Tôi nghe như thế này: Một thuở nọ đức Phật (2) ở trong núi Kỳ-Xà Quật, nơi thành vương xá cùng chúng đại Tỳ-kheo một muôn hai nghìn người câu-hội. Các vị đó đều là bực A-La-Hán, các lậu (3) đã hết, không còn phiền não, việc lợi mình đã xong (4) dứt sự ràng rịt trong các cõi (5) tâm được tự tại. Tên của các vị đó là: A-Nhã Kiều-Trần-Như, Ma-Ha-Ca-Diếp, Ưu-Lâu-Tần-Loa Ca-Diếp, Dà-Gia Ca-Diếp, Na-Ðề Ca-Diếp, Xá-Lợi-Phất, Ðại Mục-Kiền-Liên, Ma-Ha Ca-Chiên-Diên, A-Nâu-Lâu-Ðà, Kiếp-Tân-Na, Kiều-Phạm, Ba-Ðề, Ly-Bà-Ða Tất-Lăng-Già-Bà-Ta-Bạc-Câu-La, Ma-Ha-Câu-Hy-La, Nan-Ðà Tôn-Ðà-La Nan-Ðà, Phú-Lâu-Na Di-Ða-La-Ni-Tử, Tu-Bồ-Ðề, A-Nan, La-Hầu-La v.v.. đó là những vị đại A-La-Hán hàng tri-thức của chúng.Lại có bực hữu-học và vô-học (6) hai nghìn người.Bà Tỷ-khiêu-ni Ma-ha Ba-Xà-Ba-Ðề cùng với quyến thuộc sáu nghìn người câu-hội. Mẹ của La-Hầu-La là bà Tỷ-khiêu-ni Gia-Du-Ðà-La cùng với quyến thuộc câu-hội.2.- Bực đại Bồ-tát tám muôn người đều không thối chuyển ở nơi đạo vô thượng chính-đẳng chính-giác (7), đều chứng được pháp đà-la-ni (8) nhạo-thuyết biện tài (9) chuyển nói pháp luân bất thối chuyển, từng cúng-dường vô lượng trăm nghìn chư Phật, ở các nơi đức Phật trồng các cội công-đức.Thường được các Phật ngợi khen, dùng đức từ để tu thân, khéo chứng trí-tuệ của Phật thông đạt đại-trí đến nơi bờ kia (10), danh đồn khắp vô-lượng thế-giới có thể độ vô số trăm nghìn chúng-sanh.Tên của các vị đó là: Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-tát. Quán-Thế-Âm Bồ-tát, Ðắc-Ðại-Thế-Chí Bồ-tát, Thường-Tinh-Tấn Bồ-tát, Bất-Hưu Tức Bồ-tát, Bửu-Chưởng Bồ-tát, Dược-Vương Bồ-tát, Dõng-thí Bồ-tát. Bửu-Nguyệt Bồ-tát, Nguyệt-Quang Bồ-tát, Mãn-Nguyệt Bồ-tát, Ðại-Lực Bồ-tát, Vô-Lượng-Lực Bồ-tát, Việt-Tam-Giới Bồ-tát, Bạt-Ðà Bà-La Bồ-tát, Di-Lặc Bồ-tát, Bửu-Tích Bồ-tát, Ðạo-Sư Bồ-tát v.v... các vị đại Bồ-tát như thế tám muôn người câu hội.3.- Lúc bấy giờ, Thích-Ðề Hoàn-Nhơn (11) cùng quyến thuộc hai muôn vị thiên-tử câu hội.Lại có Minh-Nguyệt thiên tử, Phổ-Hương thiên tử, Bửu-Quang thiên-tử, bốn vị đại Thiên-Vương cùng với quyến-thuộc một muôn thiên-tử câu hội.Tự-tại Thiên-tử, đại tự-tại Thiên-tử cùng với quyến thuộc ba vạn Thiên-tử câu hội.Chủ cõi Ta-Bà: Phạm-Thiên-Vương, Thi-Khí-Ðại-Phạm, Quang-Minh Ðại-Phạm v.v...cùng với quyến thuộc một muôn hai nghìn vị thiên-tử câu hội.Có tám vị Long-Vương: Nan-Ðà Long-Vương, Bạt-Nan-Ðà Long-Vương, Sa-Dà-La Long-Vương, Hòa-Tu-Cát Long-Vương, Ðức-Xoa-Ca Long-Vương, A Na-Bà-Ðạt-Ða Long-Vương, Ma-Na-Tư Long-Vương, Ưu-Bát-La Long-Vương v.v... đều cùng bao nhiêu trăm nghìn quyến thuộc câu hội.Có bốn vị Khẩn-Na-La vương, Pháp-Khẩn-Na-La vương, Diệu-Pháp Khẩn-Na-La vương, Ðại-Pháp Khẩn-Na-La vương, Trì-Pháp Khẩn-Na-La vương đều cùng bao nhiêu trăm nghìn quyến-thuộc câu hội.Có bốn vị Càn-Thát-Bà vương. Nhạc-âm Càn-Thát-Bà vương, Mỹ Càn-Thát-Bà vương, Mỹ-âm Càn-Thát-Bà vương, đều cùng bao nhiêu trăm nghìn quyến-thuộc câu hội.Có bốn vị A-tu-la vương: Bà-Trĩ A-tu-la vương, Dà-La-Khiên-Ðà A-tu-la vương, Tỳ-Ma-Chất-Ða-La A-tu-la vương, La-Hầu A-tu-la vương, đều cùng bao nhiêu trăm nghìn quyến-thuộc câu hội.Có bốn vị Ca-lâu-la vương: Ðại-Uy-Ðức Ca-lâu-la vương, Ðại-Thân Ca-lâu-la vương, Ðại-Mãn Ca-lâu-la vương, Như-Ý Ca-lâu-la vương, đều cùng bao nhiêu quyến thuộc câu hội.Vua A-Xà-Thế, con bà Vi-Ðề-Hi, cùng bao nhiêu trăm nghìn quyến thuộc câu hội.Cả chúng đều lễ chân Phật, lui ngồi một phía.4.- Lúc bấy giờ, đức Thế-Tôn, hàng tứ-chúng vây quanh cúng-dàng cung kính ngợi-khen tôn trọng, vì các vị Bồ-tát mà nói kinh đại-thừa tên là: 'Vô-Lượng-Nghĩa Giáo Bồ-tát Pháp Phật sở hộ-niệm'.Nói kinh này xong, đức Phật ngồi xếp bằng nhập vào chính-định 'Vô-lượng nghĩa xứ', thân và tâm của Phật đều không lay động.Khi đó trời mưa hoa Mạn-đà-la, hoa Ma-ha Mạn-đà-la, hoa Mạn-thù-sa, hoa Ma-ha Mạn-thù-sa, để rải trên đức Phật cùng hàng đại chúng; khắp cõi Phật sáu điệu vang động (12).Lúc bấy giờ, trong chúng hội, các hàng: Tỳ-khiêu, Tỳ-khiêu-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ, Trời, Rồng, Dạ-Xoa, Càn-thát-bà (13), A-tu-la (14), Ca-lâu-la (15), Khẩn-na-la (16), Ma-hầu-la-dà (17), nhơn, phi-nhơn và các vị tiểu-vương cùng Chuyển-luân thánh vương, các đại-chúng ấy đều được thấy việc chưa từng có, vui mừng chắp tay một lòng nhìn Phật.5.- Bấy giờ, đức Phật từ nơi tướng lông trắng giữa chặn mày phóng ra luồng hào-quang chiếu khắp cả một muôn tám nghìn cõi ở phương Ðông, dưới thời chiếu đến địa-ngục A-Tỳ, trên suốt thấu trời Sắc-Cứu-Cánh. Chúng ở cõi này đều thấy cả sáu loài chúng-sanh (18), ở các cõi kia.Lại thấy các đức Phật hiện-tại nơi các cõi kia và nghe kinh pháp của các đức Phật ấy nói. Cùng thấy nơi các cõi kia, các hàng Tỷ-khiêu, Tỷ-khiêu-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ, những người tu hành đắc đạo.Lại thấy các vị đại Bồ-tát dùng các món nhơn-duyên, các lòng tín giải, các loại tướng mạo mà tu hành đạo Bồ-tát. Lại thấy các đức Phật nhập Niết-bàn, lại thấy sau khi các đức Phật nhập Niết-bàn, đem xá-lợi của Phật mà dựng tháp bằng bảy báu.6.- Khi ấy, ngài Di-Lặc Bồ-tát nghĩ rằng: 'Hôm nay đức Thế-Tôn hiện thần biến tướng, vì nhơn duyên gì mà có điềm lành này'.Nay đức Phật đương nhập chính-định, việc biến hiện hi hữu không thể nghĩ bàn này nên hỏi ai, ai đáp được?'Ngài lại nghĩ: 'Ông Pháp-Vương-tử (19) Văn-Thù Sư-Lợi này đã từng gần gũi cúng dàng vô-lượng các đức Phật đời quá khứ chắc đã thấy tướng hi-hữu này, ta nay nên hỏi ông'.Lúc đó, hàng Tỷ-khiêu, Tỷ-khiêu-ni, Cận-sự-nam, Cận-sự-nữ (20) và các trời, rồng, quỉ, thần v.v.. đều nghĩ rằng: 'Tướng thần-thông sáng chói của đức Phật hiện đây, nay nên hỏi ai?'7.- Bấy giờ, ngài Di-Lặc Bồ-tát muốn giải quyết chỗ nghi của mình, ngài lại xét tâm niệm của bốn-chúng: Tỷ-khiêu, Tỷ-khiêu-ni, Cận-sự-nam, Cận-sự-nữ và của cả chúng hội trời rồng quỉ thần v.v.. mà hỏi Văn-Thù Sư-Lợi rằng: 'Vì nhơn duyên gì mà có tướng lành thần thông này, Phật phóng ánh sáng lớn soi khắp một muôn tám nghìn cõi ở phương Ðông, đều thấy cõi nước trang-nghiêm của các đức Phật?'Khi đó, ngài Di-Lặc muốn nói lại nghĩa trên, dùng kệ hỏi rằng:8.- Ngài Văn-Thù Sư-Lợi!Ðức Ðạo-Sư cớ chiLông trắng giữa chặn màyPhóng ánh-sáng khắp soi?Trời mưa hoa Mạn-đàCùng hoa Mạn-thù-Sa,Gió thơm mùi chiên-đànVui đẹp lòng đại chúngVì nhơn duyên như vậyCõi đất đều nghiêm tịnhMà trong thế giới nàySáu điệu vang động lênBấy giờ bốn bộ chúngThảy đều rất vui mừngThân cùng ý thơ thớiÐược việc chưa từng có.9.- Ánh sáng giữa chặn màySoi suốt thẳng phương ÐôngMột muôn tám nghìn cõiÐều ánh như sắc vàng.Từ địa ngục A-TỳTrên đến trời hữu đảnhTrong các thế giới đóCả sáu đạo chúng sanhSống chết của kia đếnNghiệp duyên lành cùng dữThụ báo có tốt xấuTại đây đều thấy rõ.10.- Lại thấy các đức PhậtÐấng Thánh-Chúa Sư-TửDiễn nói các kinh điểnNhiệm mầu bực thứ nhất.Tiếng của ngài thanh-tịnhGiọng nói ra êm dịuDạy bảo các Bồ-tátVô-số ức muôn ngườiTiếng phạm-âm thâm diệuKhiến người đều ưa nghe.Các Phật ở cõi mìnhMà giảng nói chính phápDùng nhiều món nhơn-duyênCùng vô-lượng tỉ-dụÐể soi rõ Phật PhápMà khai ngộ chúng sanh.Nếu có người bị khổNhàm lìa già, bệnh, chết,Phật vì nói Niết-BànÐể dứt các ngằn khổNếu là người có phướcÐã từng cúng-dàng PhậtChí cầu pháp thù-thắngVì nói hạnh Duyên-GiácNếu lại có Phật-tửTu-tập các công hạnhÐể cầu tuệ vô thượngPhật vì nói tịnh-đạo.11.- Ngài Văn-Thù Sư-Lợi!Tôi ở tại nơi đâyThấy nghe dường ấy đóVà nghìn ức việc khácThấy rất nhiều như thếNay sẽ lược nói ra:12.- Tôi thấy ở cõi kiaCó hằng-sa Bồ-tátDùng các món nhơn-duyênMà cầu chứng Phật đạo.Hoặc có vị bố-thíVàng, bạc, ngọc, san-hô,Chơn châu, ngọc như-ý,Ngọc xa-cừ mã-não,Kim-cương các trân-bửuCùng tôi tớ, xe cộKiệu, cán chưng châu báuVui-vẻ đem bố-thíHồi-hướng về Phật-đạoNguyện được chứng thừa ấyBực nhất của ba cõiCác Phật hằng khen ngợi.Hoặc có vị Bồ-tátXe tứ-mã xe báuBao lơn che tàn đẹpTrau-tria dùng bố-thí.Lại thấy có Bồ-tátBố-thí cả vợ conThân thịt cùng tay chânÐể cầu vô-thượng đạo.Lại thấy có Bồ-tátÐầu, mắt và thân thểÐều ưa vui thí choÐể cầu trí-tuệ Phật13.- Ngài Văn-Thù Sư-Lợi!Ta thấy các quốc-vươngQua đến chỗ của PhậtThưa hỏi đạo vô-thượngBèn bỏ nước vui vẻCung-điện cả thần-thiếpCạo sạch râu lẫn tócMà mặc y Pháp phục.Hoặc lại thấy Bồ-tátMà hiện làm Tỷ-khiêuMột mình ở vắng vẻƯa vui tụng kinh điểnCũng thấy có Bồ-tátDõng mãnh và tinh tấnVào ở nơi thâm sơnSuy xét mối Phật-đạoVà thấy bực ly-dụcThường ở chỗ không nhànSâu tu các thuyền-địnhÐược năm món thần thôngVà thấy vị Bồ-tátChắp tay trụ thuyền-địnhDùng nghìn muôn bài kệKhen ngợi các Pháp-VươngLại thấy có Bồ-tátTrí sâu chí bền chắcHay hỏi các đức PhậtNghe rồi đều thụ trì.Lại thấy hàng Phật-tửÐịnh-tuệ trọn đầy đủDùng vô-lượng tỉ-dụVì chúng mà giảng phápVui ưa nói các phápDạy bảo các Bồ-tátPhá dẹp chúng binh maMà đánh rền trống phápCùng thấy vị Bồ-tátVắng bặt yên lặng ngồiTrời, rồng đều cung-kínhChẳng lấy đó làm mừng,Và thấy có Bồ-tátỞ rừng phóng hào-quangCứu khổ chốn Ðịa-ngụcKhiến đều vào Phật-đạo.Lại thấy hàng Phật-tửChưa từng có ngủ nghỉKinh-hành ở trong rừngSiêng năng cầu Phật-đạoCũng thấy đủ giới-đứcUy-nghi không thiếu sótLòng sạch như bửu-châuÐể cầu chứng Phật-Ðạo.Và thấy hàng Phật-tửTrụ vào sức nhẫn nhụcBị kẻ Tăng-thượng-mạnMắng rủa cùng đánh đậpThảy đều hay nhẫn đượcÐể cầu chứng Phật-đạoLại thấy có Bồ-tátXa rời sự chơi cườiVà quyến-thuộc ngu siƯa gần-gũi người tríChuyên tâm trừ loạn độngNhiếp niệm ở núi rừngTrải ức nghìn muôn nămÐể cầu được Phật-đạo.14.- Lại thấy vị Bồ-tátÐồ ăn uống ngọt ngonCùng trăm món thuốc thangÐem cúng Phật và Tăng,Áo tốt đồ thượng-phụcGiá đáng đến nghìn muônHoặc là vô-giá yDùng nghìn muôn ức thứNhà báu bằng Chiên-đànCác giường nằm tốt đẹpÐể cúng Phật cùng TăngRừng vườn rất thanh-tịnhBông trái đều sum-sêSuối chảy cùng ao tắmCúng cho Phật và Tăng,Cúng thí như thế đóCác đồ cúng tốt đẹpVui vẻ không hề nhàmÐể cầu đạo vô-thượng.15.- Lại có vị Bồ-tátGiảng nói pháp tịch-diệtDùng các lời dạy dỗDạy vô-số chúng-sanhHoặc thấy vị Bồ-tátQuán sát các pháp tịnhÐều không có hai tướngCũng như khoảng hư khôngLại thấy hàng Phật-tửTâm không chỗ mê đắmDùng món diệu-tuệ nàyMà cầu đạo vô-thượng.16.- Ngài Văn-Thù Sư-Lợi!Lại có vị Bồ-tátSau khi Phật diệt-độCúng dàng Xá-Lợi-Phật.Lại thấy hàng Phật-tửXây dựng các tháp miếuNhiều vô-số hằng-saNghiêm sức khắp cõi nước.Bửu tháp rất cao đẹpÐều năm nghìn do-tuần.Bề ngang rộng xứng nhauÐều hai nghìn do-tuần.Trong mỗi mỗi tháp miếuÐều có nghìn tràng phanMàn châu xen thả xuốngTiếng linh báu hòa reoCác vị Trời, rồng, thần,Người cùng với phi-nhơnHương, hoa, cùng kỹ-nhạcThường đem đến cúng-dàngNgài Văn-Thù Sư-Lợi!Các hàng Phật-tử kiaVì cúng-dàng xá-lợiNên trang-sức tháp miếu,Cõi quốc-giới tự-nhiênThù đặc rất tốt-đẹpNhư cây Thiên-thụ-vươngHoa kia đang xòe nở17.- Phật phóng một luồng sángTa cùng cả chúng-hộiThấy nơi cõi nước nàyCác thứ rất tốt đẹpThần-lực của chư PhậtTrí-tuệ đều hi-hữuPhóng một luồng tịnh-quangSoi khắp vô-lượng cõiChúng ta thấy việc nàyÐược điều chưa từng có.18.- Xin Phật-tử Văn-ThùGiải-quyết lòng chúng nghiBốn chúng đều mong ngóngNhìn ngài và nhìn taÐức Thế-Tôn cớ chiPhóng ánh quang-minh này?Phật-tử phải thời đápQuyết nghi cho chúng mừngCó những lợi ích gìÐức Phật phóng quang này?Khi Phật ngồi đạo-tràngChứng được pháp thâm-diệuVì muốn nói Pháp đóHay là sẽ thọ-ký?Hiện bày các cõi PhậtCác báu sạch trang-nghiêmCùng thấy các đức PhậtÐây không phải cớ nhỏNgài Văn-Thù nên biếtBốn-chúng và Long, ThầnNhìn xem xét ngài đóMong sẽ nói những gì?19.- Lúc bấy giờ, ngài Văn-Thù Sư-Lợi nói với ngài Di-Lặc Ðại Bồ-tát cùng các vị Ðại-Sĩ: 'Các Thiện-nam-tử! Như chỗ ta xét nghĩ thời nay đức Thế-Tôn muốn nói Pháp lớn, mưa pháp-vũ lớn, thổi pháp-loa lớn, đánh pháp-cổ lớn và diễn pháp-nghĩa lớn.Các thiện-nam-tử! Ta từng ở nơi các đức Phật đời quá-khứ thấy điềm lành này, Phật kia phóng hào-quang đó rồi liền nói pháp lớn. Cho nên chắc biết rằng hôm nay đức Phật hiện hào-quang đó rồi liền nói pháp lớn. Cho nên chắc biết rằng hôm nay đức Phật hiện hào-quang cũng lại như vậy. Phật vì muốn cho chúng-sanh đều được nghe biết pháp mầu mà tất cả trong đời khó tin theo, cho nên hiện điềm lành này.20.- Các thiện-nam-tử! Như vô-lượng vô-biên a-tăng-kỳ (21) kiếp về trước. Bấy giờ có đức Phật hiệu Nhật-Nguyệt Ðăng-Minh Như-Lai, Ứng-Cúng, Chính-Biến-Tri, Minh-Hạnh-Túc, Thiện-Thệ, Thế-Gian-Giải, Vô-Thượng-Sĩ, Ðiều-Ngự Trượng-Phu, Thiên-Nhơn-Sư, Phật Thế-Tôn, diễn nói chính pháp. Ban đầu, giữa, rốt sau ba chặng đều lành, nghĩa lý rất xâu xa, lời lẽ khéo mầu, thuần một không tạp, đầy đủ cả tướng phạm-hạnh thanh bạch.Phật, vì người cầu đạo Thanh-Văn, nói pháp tứ-đế (22) thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, cứu cánh Niết-bàn. Vì hạng cầu quả Duyên-Giác, nói pháp mười hai nhơn duyên (23), Vì hàng Bồ-tát nói sáu pháp Ba-la-mật (24) làm cho chứng được quả Vô-thượng chính-đẳng chính-giác thành bậc nhất-thiết chủng-trí.(25)Kế lại có đức Phật cũng hiệu Nhật-Nguyệt-Ðăng-Minh, lại có đức Phật cũng hiệu Nhật-Nguyệt-Ðăng-Minh. Như thế đến hai muôn đức Phật đều đồng một tên, hiệu Nhật-Nguyệt-Ðăng-Minh, lại cùng đồng cùng một họ, họ Phả-La-Ðọa.Di-Lặc nên biết! Ðức Phật trước, đức Phật sau đều đồng một tên, hiệu Nhật-Nguyệt-Ðăng-Minh, đầy đủ mười hiệu, những pháp được nói ra, đầu, giữa, sau đều lành.Ðức Phật rốt sau cả, lúc chưa xuất-gia có tám vị vương tử: Người thứ nhất tên Hữu-Ý, thứ hai tên Thiện-Ý, thứ ba tên Vô-Lượng-Ý, thứ tư tên Bửu-Ý, thứ năm tên Tăng-Ý, thứ sáu tên Trừ-Nghi-Ý, thứ bảy Hưởng-Ý, thứ tám tên Pháp-Ý.Tám vị vương tử đó có uy đức tự tại đều lãnh trị bốn châu thiên hạ (26) . Nghe vua cha xuất gia chứng đạo Vô-thượng Chính-đẳng Chính-giác đều bỏ ngôi vua cũng xuất-gia theo, phát tâm đại thừa, thường tu hạnh thanh-tịnh, đều làm bậc pháp sư, thuở trước đã từng ở chỗ nghìn muôn đức Phật vun trồng các cội lành.21.- Ðức Phật Nhật-Nguyệt-Ðăng-Minh lúc đó nói kinh đại thừa tên 'Vô-Lượng-Nghĩa-Xứ Giáo Bồ-tát Pháp Phật Sở Hộ-Niệm'. Nói kinh đó rồi Phật liền ở trong đại-chúng ngồi xếp bằng nhập vào cảnh giới chánh-định 'Vô-Lượng nghĩa-xứ', thân và tâm chẳng động.22.- Khi ấy trời mưa hoa Mạn-đà-la, hoa Ma-ha Mạn-đà-la, hoa Mạn-thù-sa cùng hoa Ma-ha Mạn-thù-sa để rải trên đức Phật và hàng đại-chúng. Khắp cõi nước Phật sáu điệu vang động.Lúc đó trong hội, hàng Tỷ-khiêu, Tỷ-khiêu-ni, Cận-sự nam, Cận-sự nữ, trời, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-dà, nhơn, phi-nhơn cùng các vị tiểu vương, các vị Chuyển-luân thánh-vương v.v... các đại-chúng đó được điều chưa từng có, mừng rỡ chắp tay một lòng nhìn Phật.23.- Bấy giờ, đức Như-Lai từ tướng lông trắng chặn giữa chân mày phóng ra luồng ánh-sáng soi khắp cùng cả một muôn tám nghìn cõi nước ở phương đông, như nay đương thấy ở cõi Phật đây.Di-Lặc nên biết! Khi đó trong hội, có hai mươi ức Bồ-tát ưa muốn nghe pháp, các vị Bồ-tát ấy thấy ánh-sáng chiếu khắp các cõi Phật được điều chưa từng có, đều muốn biết vì duyên cớ gì mà phóng ánh-sáng này.Khi ấy, có vị Bồ-tát hiệu Diệu-Quang có tám trăm người đệ-tử.24.- Bấy giờ, đức Phật Nhật-Nguyệt-Ðăng-Minh từ trong chính-định mà dậy, vì Diệu-Quang Bồ-tát nói kinh đại-thừa tên 'Diệu-Pháp-Liên-Hoa Giáo-Bồ-tát Pháp Phật Sở Hộ-Niệm', trải qua sáu mươi tiểu kiếp chẳng rời chỗ ngồi.25.- Lúc ấy trong hội, người nghe pháp cũng ngồi một chỗ đến sáu mươi tiểu kiếp thân tâm đều không lay động, nghe đức Phật nói pháp cho là như trong khoảng bữa ăn. Bấy giờ trong chúng không có một người nào hoặc là thân hoặc là tâm mà sanh lười mỏi.26.- Ðức Phật Nhật-Nguyệt-Ðăng-Minh trong sáu mươi tiểu kiếp nói kinh đó rồi, liền ở trong chúng ma, phạm sa-môn, bà-la-môn, và trời, người, a-tu-la mà tuyên rằng: 'Hôm nay vào nửa đêm, Như-Lai sẽ nhập Vô-dư Niết-bàn'.Khi đó có vị Bồ-tát, tên Ðức-Tạng đức Phật Nhật-Nguyệt Ðăng-Minh liền thọ-ký (12) cho, bảo các Tỷ-khiêu rằng 'Ông Ðức-Tạng Bồ-tát này kế đây sẽ thành Phật hiệu là Tịnh-Thân Như-Lai Ứng-cúng, Chính-đẳng Chính-giác'.Ðức Phật thọ-ký xong, vào nửa đêm bèn nhập Vô-dư Niết-bàn.27.- Sau khi đức Phật diệt-độ, Diệu-Quang Bồ-tát trì kinh 'Diệu-Pháp Liên-Hoa' trải tám mươi tiểu kiếp vì người mà diễn nói.28.- Tám người con của Phật Nhật-Nguyệt-Ðăng-Minh đều học với ngài Diệu-Quang, ngài Diệu-Quang dạy bảo cho đều vững bền ở nơi đạo Vô-thượng Chính-dẳng Chính-giác. Các vị Vương-tử đó cúng-dàng vô-lượng trăm nghìn muôn ức đức Phật đều thành Phật-đạo. Vị thành Phật rốt ráo sau hết, hiệu là Nhiên-Ðăng.29.- Trong hàng tám trăm người đệ-tử có một người tên: Cầu-Danh, người này tham ưa danh lợi, dầu cũng đọc tụng các kinh mà chẳng thuộc rành, phần nhiều quên mất, nên gọi là Cầu-Danh. Người này cũng do có trồng các nhân-duyên căn lành nên được gặp vô-lượng trăm nghìn muôn ức đức Phật mà cúng-dàng cung-kính tôn trọng khen ngợi.30.- Di-Lặc nên biết! Lúc đó Diệu-Quang Bồ-tát đâu phải người nào lạ, chính là ta đây. Còn Cầu-Danh Bồ-tát là ngài đấy.Nay thấy điềm lành này, cùng với xưa không khác, cho nên ta xét nghĩ hôm nay đức Phật Như-Lai sẽ nói kinh đại-thừa tên: 'Diệu-Pháp Liên-Hoa Giáo Bồ-tát Pháp Phật Sở Hộ-Niệm'.Bấy giờ, ngài Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-tát ở trong đại-chúng, muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:31.- Ta nhớ thuở quá-khứVô-lượng vô-số kiếpCó Phật Nhơn Trung-tônHiệu Nhật-Nguyệt Ðăng-MinhÐức Thế-Tôn nói phápÐộ vô-lượng chúng-sanhVô số ức Bồ-tátKhiến vào trí-tuệ Phật.32.- Khi Phật chưa xuất-giacó sanh tám vương-tửThấy Ðại-Thánh xuất-giaCũng theo tu phạm-hạnh33.- Phật nói kinh Ðại-ThừaTên là 'Vô-Lượng-Nghĩa'Ở trong hàng đại-chúngMà vì rộng tỏ bày.Phật nói kinh ấy rồiLiền ở trong pháp-tòaXếp bằng nhập chính-địnhTên 'Vô-Lượng-Nghĩa-Xứ'Trời rưới hoa Mạn-đàTrống trời tự-nhiên vangCác Trời, rồng, quỉ, thầnCúng-dàng đấng Nhơn-Tôn,Tất cả các cõi PhậtTức thời vang động lớn,34.- Phật phóng sáng giữa màyHiện các việc hi-hữuÁnh-sáng chiếu phương-đôngMuôn tám nghìn cõi PhậtBày sanh-tử nghiệp báoCủa tất cả chúng-sanhLại thấy các cõi PhậtDùng các báu trang-nghiêmMàu lưu-ly pha-lêÐây bởi Phật-quang soi.35.- Lại thấy những Trời, ngườiRồng, thần, chúng Dạ-XoaCàn-thát, Khẩn-na-laÐều cúng-dàng Phật mình36.- Lại thấy các Như-LaiTự-nhiên thành Phật-đạo,Màu thân như núi vàngÐoan nghiêm rất đẹp mầuNhư trong lưu-ly sạchHiện ra tượng chơn kimThế-Tôn trong đại-chúngDạy nói nghĩa thâm diệu.37.- Mỗi mỗi các cõi PhậtChúng Thanh-Văn vô-số,Nhơn Phật-quang soi sángÐều thấy đại-chúng kia.Hoặc có các Tỷ-khiêuỞ tại trong núi rừngTinh-tấn giữ tịnh-giớiDường như gìn châu sáng38.- Lại thấy các Bồ-tátBố-thí nhẫn-nhục thảySố đông như hằng-sa (28)Ðây bởi sáng Phật soi.Lại thấy hàng Bồ-tátSâu vào các thuyền-địnhThân tâm lặng chẳng độngÐể cầu đạo vô-thượng.Lại thấy các Bồ-tátRõ tướng pháp tịch-diệtÐều ở tại nước mìnhNói pháp cầu Phật-đạo.39.- Bấy giờ bốn bộ chúngThấy Phật Nhật-Nguyệt-ÐăngHiện sức thần-thông lớnTâm kia đều vui mừngMỗi người tự hỏi nhauViệc này nhơn-duyên gì?40.- Ðấng của Trời người thờVừa từ chính-định dậyKhen Diệu-Quang Bồ-tátÔng là mắt của đờiMọi người đều tin vềHay vưng giữ tạng phápNhư pháp của ta nóiChỉ ông chứng biết đượcÐức Phật đã ngợi khenCho Diệu-Quang vui mừngLiền nói kinh Pháp-HoaTrải sáu mươi tiểu kiếpChẳng rời chỗ ngồi ấyNgài Diệu-Quang Pháp-sưTrọn đều hay thụ-trìPháp thượng diệu của Phật.41.- Phật nói kinh Pháp-HoaCho chúng vui mừng rồiLiền chính trong ngày đóBảo hàng chúng trời, ngườiCác pháp 'nghĩa thật tướng'Ðã vì các ông nóiNay ta giữa đêm nàySẽ vào cõi Niết-BànPhải một lòng tinh-tấnRời các sự buông-lungCác Phật rất khó gặpỨc kiếp được một lần42.- Các con của Phật thảyNghe Phật sắp nhập-diệtThảy đều lòng buồn khổPhật sao gấp diệt vậy?Ðấng Thánh-Chúa-Pháp-VươngAn ủi vô-lượng chúng:Nếu lúc ta diệt độCác ông chớ lo sợÐức-Tạng Bồ-tát đâyTâm đã được thông thấuNơi vô-lậu thiệt-tướngKế đây sẽ thành PhậtTên hiệu là Tịnh-ThânCũng độ vô-lượng chúng.43.- Ðêm đó Phật diệt độNhư củi hết, lửa tắtChia phân các xá-lợiMà xây vô-lượng thápTỷ-khiêu, Tỷ-khiêu-niSố đông như hằng-saLại càng thêm tinh-tấnÐể cầu đạo vô-thượng44.- Diệu-Quang pháp-sư ấyVưng giữ Phật pháp-tạngTrong tám mươi tiểu-kiếp.Rộng nói kinh Pháp-Hoa.Tám vị vương-tử đóÐược Diệu-Quang dạy bảoVững bền đạo Vô-thượngSẽ thấy vô-số PhậtCúng-dàng các Phật xongThuận theo tu đại đạoNối nhau đặng thành PhậtChuyển thứ thọ-ký nhau,Ðấng Phật rốt sau cảHiệu là: Phật Nhiên-ÐăngÐạo-sư (29) của thiên tiênÐộ thoát vô-lượng chúng.45.- Diệu-Quang pháp-sư đóCó một người đệ-tửTâm thường cưu biếng trễTham ưa nơi danh lợiCầu danh lợi không nhàmThường đến nhà sang giàuRời bỏ việc tụng họcBỏ quên không thông thuộcVì bởi nhân-duyên ấyNên gọi là Cầu-DanhCũng tu các nghiệp lànhÐược thấy vô-số PhậtThuận tu theo đại đạoÐủ sáu ba-la-mậtNay gặp đấng Thích-CaSau đây sẽ thành PhậtHiệu rằng: 'Phật Di-LặcRộng độ hàng chúng-sanhSố đông đến vô-lượng.46.- Sau Phật kia diệt độLười-biếng đó là ngàiCòn Diệu-Quang Pháp-sưNay thời chính là ta.Ta thấy Phật Ðăng-MinhÐiềm sáng trước như thếCho nên biết rằng nayPhật muốn nói 'Pháp-Hoa'Tướng nay như điềm xưa.Là phương-tiện của PhậtNay Phật phóng ánh-sángGiúp bày nghĩa thiệt-tướngCác người nay nên biếtChắp tay một lòng chờPhật sẽ rưới nước phápÐầy đủ người cầu đạoCác người cầu ba thừa (30)Nếu có chỗ nghi-hốiPhật sẽ dứt trừ choKhiến hết không còn thừa.
Phẩm 'Phương Tiện' Thứ Hai1.- Lúc bấy giờ, đức Thế-Tôn từ chính định an lành mà dậy, bảo ngài Xá-Lợi-Phất: 'Trí-tuệ của các đức Phật rất sâu vô-lượng, môn trí-tuệ đó khó hiểu khó vào, tất cả hàng Thanh-văn cùng Tích-Chi-Phật đều không biết được. Vì sao?Phật đã từng gần gũi trăm nghìn muôn ức, vô-số các đức Phật, trọn tu vô-lượng đạo-pháp của các đức Phật, dõng mãnh tinh-tấn, danh tốt đồn khắp, trọn nên pháp rất sâu chưa từng có, theo thời nghi mà nói pháp ý thú khó hiểu.Xá-Lợi-Phất! Từ ta thành Phật đến nay, các món nhơn-duyên, các món thí-dụ, rộng nói ngôn giáo, dùng vô số phương-tiện dìu dắt chúng sanh, làm cho xa lìa lòng chấp. Vì sao? Ðức Như-Lai đã đầy-đủ phương-tiện, tri-kiến và ba-la-mật.Xá-Lợi-Phất! Tri-kiến của Như-Lai rộng lớn sâu xa, đức vô-lượng vô-ngại lực, vô sở-úy, thuyền-định, giải-thoát tam-muội, đều sâu vào không ngằn mé, trọn nên tất cả pháp chưa từng có.Xá-Lợi-Phất! Như-Lai hay các món phân biệt, khéo nói các pháp lời-lẽ im dịu vui đẹp lòng chúng.Xá-Lợi-Phất! Tóm yếu mà nói đó, vô-lượng vô-biên pháp vị tằng hữu, đức Phật thảy đều trọn nên.2.- Thôi Xá-Lợi-Phất! Chẳng cần nói nữa. Vì sao? Vì pháp khó hiểu ít có thứ nhất mà Phật trọn nên đó, chỉ có Phật cùng Phật mới có thể thấu tột tướng chơn-thật của các pháp, nghĩa là các pháp: tướng như vậy, tính như vậy, thể như vậy, lực như vậy, tác như vậy, nhơn như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, trước sau rốt-ráo như vậy.Bấy giờ, đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói bài kệ rằng:3.- Ðấng Thế-Hùng khó lườngCác trời cùng người đờiTất cả loài chúng-sanhKhông ai hiểu được PhậtTrí-lực, vô-sở-úyGiải-thoát các tam-muộiCác pháp khác của PhậtKhông ai so lường đượcVốn từ vô-số PhậtÐầy đủ tu các đạoPháp nhiệm mầu rất sâuKhó thấy khó rõ đượcTrong vô-lượng ức kiếpTu các đạo đó rồiÐạo tràng được chứng quảTa đều đã thấy biếtQuả-báo lớn như vậyCác món tính tướng nghĩaTa cùng mười phương PhậtMới biết được việc đó4.- Pháp đó không chỉ đượcVắng bặt tướng nói năngCác loài chúng sinh khácKhông có ai hiểu đượcTrừ các chúng Bồ-tátNgười sức tin bền chặtCác hàng đệ-tử PhậtTừng cúng-dàng các PhậtTất cả lậu đã hếtTrụ thân rốt sau nàyCác hạng người vậy thảySức họ không kham được,Giả-sử đầy thế-gianÐều như Xá-Lợi-PhấtCùng suy chung so lườngChẳng lường được Phật-tríChính sử khắp mười phươngÐều như Xá-Lợi-PhấtVà các đệ-tử khácCũng đầy mười phương cõiCùng suy chung so lườngCũng lại chẳng biết được.Bậc Duyên-giác trí lànhVô-lậu thân rốt sauCũng đầy mười phương cõiSố đông như rừng tre,Hạng này chung một lòngTrong vô-lượng ức kiếpMuốn xét Phật thật tríChẳng biết được chút phần.Bồ-tát mới phát tâmCúng-dàng vô-số PhậtRõ thấu các nghĩa thúLại hay khéo nói phápNhư lúa, mè, tre, lauÐông đầy mười phương cõiMột lòng dùng trí mầuTrải số kiếp hằng-saThảy đều chung suy lườngChẳng biết được trí PhậtHàng Bất-thối Bồ-tátSố đông như hằng-saMột lòng chung suy cầuCũng lại chẳng hiểu được.5.- Lại bảo Xá-Lợi-PhấtPháp nhiệm-mầu rất sâuVô-lậu khó nghĩ bànNay ta đã được đủChỉ ta biết tướng đóMười phương Phật cũng vậy,Xá-Lợi-Phất phải biếtLời Phật nói không khácVới Pháp của Phật nóiNên sinh sức tin chắcPháp của Phật lâu sauCần phải nói chơn thậtBảo các chúng Thanh-vănCùng người cầu Duyên-giácTa khiến cho thoát khổÐến chứng được Niết-BànPhật dùng sức phương-tiệnDạy cho ba-thừa-giáoChúng-sinh nơi nơi chấpDắt đó khiến ra khỏi.6.- Khi đó trong đại-chúng có hàng Thanh-văn lậu-tận A-la-hán, ngài A-Nhã Kiều-Trần-Như v.v... một nghìn hai trăm người và các Tỷ-khiêu, Tỷ-khiêu-ni, Cận-sự-nam cùng Cận-sự-nữ, hạng người phát tâm Thanh-văn, Duyên-giác đều nghĩ rằng: 'Hôm nay đức Phật cớ chi lại ân-cần ngợi-khen phương-tiện mà nói thế này: 'Pháp của Phật chứng rất sâu khó hiểu, tất cả hàng Thanh-văn cùng Duyên-giác không thể đến được.'Ðức Phật nói một nghĩa giải-thoát, chúng ta cũng chứng được pháp đó đến nơi Niết-bàn, mà nay chẳng rõ nghĩa đó về đâu?7.- Lúc ấy, ngài Xá-Lợi-Phất biết lòng nghi của bốn-chúng, chính mình cũng chưa rõ, liền bạch Phật rằng: 'Thưa Thế-Tôn! Nhơn gì duyên gì mà Phật ân cần khen ngợi pháp phương-tiện thứ nhất nhiệm-mầu rất sâu khó hiểu của các đức Phật?Con từ trước đến nay chưa từng nghe Phật nói điều đó, hôm nay bốn-chúng thảy đều có lòng nghi. Cúi xin đức Thế-Tôn bày nói việc đó. Cớ gì mà đức Thế-Tôn ân cần khen-ngợi pháp nhiệm-mầu rất sâu khó hiểu?Khi đó ngài Xá-Lợi-Phất muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:8.- Ðấng Huệ-Nhật Ðại-ThánhLâu mới nói pháp này,Tự nói pháp mình chứngLực, vô-úy, tam-muội,Thuyền-định, giải-thoát thảyÐều chẳng nghĩ bàn được.Pháp chứng nơi đạo-tràngKhông ai hỏi đến được,Ý con khó lường đượcCũng không ai hay hỏi.Không hỏi mà tự nóiKhen-ngợi đạo mình làmCác đức Phật chứng đượcTrí-tuệ rất nhiệm-mầu.Hàng vô-lậu La-HánCùng người cầu Niết-bànNay đều sa lưới nghiPhật cớ chi nói thế?Hạng người cầu Duyên-Giác.Tỷ-Khiêu, Tỷ-Khiêu-ni,Các trời, rồng, quỉ, thầnVà Càn-thát-bà thảyNgó nhau cưu lòng nghiNhìn trông đấng Túc-Tôn,Việc đó là thế nàoXin Phật vị dạy cho?Trong các chúng Thanh-VănPhật nói con hạng nhấtNay con nơi trí mìnhNghi lầm không rõ đượcVì là pháp rốt-ráoVì là đạo Phật làmCon từ miệng Phật sanhChắp tay nhìn trông chờXin ban tiếng nhiệm-mầuLiền vì nói như thựcCác trời, rồng, thần thảySố đông như hằng-saBồ-tát cầu thành PhậtSố nhiều có tám muônLại những muôn ức nướcVua Chuyển-Luân-Vương đếnÐều lòng kính chắp tayMuốn nghe đạo đầy-đủ.9.- Khi đó đức Phật bảo ngài Xá-Lợi-Phất: Thôi thôi! Chẳng nên nói nữa, nếu nói việc đó tất cả trong đời các trời và người đều sẽ kinh sợ nghi-ngờ.'10.- Ngài Xá-Lợi-Phất lại bạch Phật rằng: 'Thưa Thế-Tôn! Cúi xin nói đó, cúi xin nói đó. Vì sao?Trong hội đây có vô-số trăm nghìn muôn ức A-tăng-kỳ chúng-sinh đã từng gặp các đức Phật, các căn mạnh lẹ, trí-tuệ sáng-suốt, được nghe Phật dạy chắc có thể kính tin'.Lúc ấy, ngài Xá-Lợi-Phất muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng:Ðấng Pháp-Vương vô-thượngXin nói chuyện đừng loVô-lượng chúng hội đâyCó người hay kính tin.11.- Ðức Phật lại ngăn Xá-Lợi-Phất: 'Nếu nói việc đó thì tất cả trong đời, trời, người, a-tu-la đều sẽ kinh nghi Tỷ-khiêu Tăng-thượng-mạn sẽ phải sa vào hầm lớn.'Khi đó đức Thế-Tôn lại nói kệ rằng:Thôi thôi! Chẳng nên nóiPháp ta diệu khó nghĩNhững kẻ tăng-thượng-mạnNghe ắt không kính tin.12.- Lúc ấy ngài Xá-Lợi-Phất bạch Phật rằng: 'Thưa Thế-Tôn! Cúi xin nói đó, cúi xin nói đó. Nay trong hội này hạng người sánh bằng con có trăm nghìn muôn ức. Ðời đời đã từng theo Phật học-hỏi, những người như thế chắc hay kính tin lâu dài an-ổn nhiều điều lợi-ích.Khi đó ngài Xá-Lợi-Phất, muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:Ðấng Vô-thượng-lưỡng-túcXin nói pháp đệ-nhấtCon là trưởng-tử PhậtXin thương phân-biệt nói.Vô-lượng chúng-hội đâyHay kính tin pháp nàyÐời đời Phật đã từngGiáo-hóa chúng như thếÐều một lòng chắp tayMuốn muốn nghe lãnh lời Phật.Chúng con nghìn hai trămCùng hạng cầu Phật nọNguyện Phật vì chúng nàyCúi xin phân-biệt nóiChúng đây nghe pháp ấyThời sinh lòng vui-mừng.13.- Bấy giờ, đức Thế-Tôn bảo ngài Xá-Lợi-Phất: 'Ông đã ân-cần ba phen thưa thỉnh đâu được chẳng nói. Ông nay lóng nghe khéo suy nghĩ nhớ đó, ta sẽ vì ông phân-biệt giải-nói.'14.- Khi đức Phật nói lời đó, trong hội có các Tỷ-khiêu, Tỷ-khiêu-ni, Cận-sự-nam, Cận-sự-nữ, cả thẩy năm nghìn người, liền từ chỗ ngồi đứng dậy lễ Phật mà lui về. Vì sao? Vì bọn người này gốc tội sâu nặng cùng tăng-thượng-mạng, chưa được mà nói đã được, chưa chứng mà đã cho chứng, có lỗi dường ấy, cho nên không ở lại. Ðức Thế-Tôn yên lặng không ngăn cản.15.- Bấy giờ, Ðức Phật bảo ngài Xá-Lợi-Phất: 'Trong chúng ta đây không còn cành lá, rặt có hạt chắc. Xá-Lợi-Phất! Những gã tăng-thượng-mạn như vậy lui về cũng là tốt. Ông nay nên khéo nghe, ta sẽ vì ông mà nói.'Ngài Xá-Lợi-Phất bạch rằng: 'Vâng thưa Thế-Tôn con nguyện ưa muốn nghe'.16.- Ðức Phật bảo ngài Xá-Lợi-Phất: 'Pháp mầu như thế, các đức Phật Như-Lai đến khi đúng thời mới nói, đó như hoa linh-thoại đến thời-tiết mới hiện một lần. Xá-Lợi-Phất! Các ông nên tin lời của Phật nói không hề hư vọng.17.- Xá-Lợi-Phất! Các đức Phật theo thời-nghi nói pháp ý-thú khó hiểu. Vì sao? Ta dùng vô-số phương-tiện các món nhân-duyên, lời lẽ thí-dụ diễn nói các pháp.Pháp đó không phải là suy-lường phân-biệt mà có thể hiểu, chỉ có các đức Phật mới biết được đó. Vì sao? Các đức Phật Thế-Tôn, chỉ do một sự nhơn-duyên lớn mà hiện ra nơi đời.Xá-Lợi-Phất! Sao nói rằng các đức Phật Thế-Tôn chỉ do một sự nhơn duyên lớn mà hiện ra đời? Các đức Phật Thế-Tôn vì muốn cho chúng-sinh khai tri-kiến-Phật để được thanh tịnh mà hiện ra nơi đời; vì muốn chỉ tri-kiến-Phật cho chúng-sinh mà hiện ra nơi đời; vì muốn cho chúng-sinh tỏ ngộ tri-kiến-Phật mà hiện ra nơi đời; vì muốn cho chúng-sinh chứng vào đạo tri-kiến-Phật mà hiện ra nơi đời.Xá-Lợi-Phất! Ðó là các đức Phật do vì một sự nhơn-duyên lớn mà hiện ra nơi đời'.18.- Ðức Phật bảo Xá-Lợi-Phất: 'Các đức Phật Như-Lai chỉ giáo-hóa Bồ-tát, những điều làm ra thường vì một việc: chỉ đem tri-kiến-Phật chỉ cho chúng-sinh tỏ ngộ thôi.'Xá-Lợi-Phất! Ðức Như-Lai chỉ dùng một Phật-Thừa mà vì chúng-sinh nói pháp không có các thừa hoặc hai hoặc ba khác.Xá-Lợi-Phất! Pháp của tất cả các đức Phật ở mười phương cũng như thế.Xá-Lợi-Phất! Thuở quá-khứ các đức Phật dùng vô-lượng vô-số phương-tiện các món nhân-duyên lời-lẽ thí-dụ mà vì chúng-sinh diễn nói các pháp. Vì pháp đó đều là một Phật-thừa, nên các chúng-sinh đó theo chư Phật nghe pháp rốt-ráo đều được chứng 'nhất-thiết chủng-trí.'Xá-Lợi-Phất! Thuở vị-lai, các đức Phật sẽ ra đời cũng dùng vô-lượng vô-số phương-tiện các món nhân-duyên lời lẽ thí-dụ mà vì chúng-sinh diễn nói các pháp, vì pháp ấy đều là một Phật-thừa nên các chúng sinh đó theo Phật nghe pháp rốt-ráo đều được chứng 'nhất-thiết chủng-trí'.Xá-Lợi-Phất! Hiện-tại nay, trong vô-lượng trăm nghìn muôn-ức cõi Phật ở mười phương, các đức Phật Thế-Tôn nhiều điều lợi-ích an-vui cho chúng-sinh. Các đức Phật đó cũng dùng vô-lượng vô-số phương-tiện các món nhân-duyên lời lẽ thí-dụ mà vì chúng-sinh diễn nói các pháp, vì pháp đó đều là một Phật-thừa, các chúng-sinh ấy theo Phật nghe pháp rốt-ráo đều được chứng 'nhất-thiết chủng-trí'.Xá-Lợi-Phất! Các đức Phật đó chỉ giáo-hóa Bồ-tát, vì muốn đem tri-kiến-Phật mà chỉ cho chúng-sinh, vì muốn đem tri-kiến-Phật cho chúng-sinh tỏ ngộ, vì muốn làm cho chúng-sinh chứng vào tri-kiến-Phật vậy.Xá-Lợi-Phất! Nay ta cũng lại như thế, rõ biết các chúng-sinh có những điều ưa-muốn, thân-tâm mê-chấp, ta tùy theo bản-tính kia dùng các món nhân-duyên lời lẽ thí-dụ cùng sức phương-tiện mà vì đó nói pháp.Xá-Lợi-Phất! Như thế đều vì để chứng được một Phật-thừa 'nhất-thiết chủng-trí.'20.- Xá-Lợi-Phất! Trong cõi nước ở mười phương còn không có hai thừa hà-huống có ba!Xá-Lợi-Phất! Các đức Phật hiện ra trong đời ác năm trược, nghĩa là: kiếp trược, phiền-não trược, chúng-sinh trược, kiến trược, mệnh trược. Như thế, Xá-Lợi-Phất, lúc kiếp loạn trược chúng-sinh nhơ nặng, bỏn-sẻn, tham-lam, ghét-ganh, trọn nên các căn chẳng lành, cho nên các đức Phật dùng sức phương-tiện, nơi một Phật-thừa, phân-biệt nói thành ba.21.- Xá-Lợi-Phất! Nếu đệ-tử ta tự cho mình là A-la-hán cùng Duyên-giác mà không nghe không biết việc của các đức Phật Như-Lai chỉ giáo-hóa Bồ-tát, người này chẳng phải là đệ-tử Phật, chẳng phải A-la-hán, chẳng phải Duyên-giác.Lại-nữa, Xá-Lợi-Phất! Các Tỷ-Khiêu, Tỷ-khiêu-ni đó tự cho mình đã được A-la-hán, là thân rốt sau rốt-ráo Niết-Bàn, bèn chẳng lại chí-quyết cầu đạo Vô-thượng chính-đẳng chính-giác. Nên biết bọn đó là kẻ tăng-thượng-mạn. Vì sao? nếu có Tỷ-khiêu thực chứng-quả A-la-hán mà không tin pháp này, quyết không có lẽ ấy, trừ sau khi Phật diệt độ hiện-tiền không Phật. Vì sao? Sau khi Phật diệt độ, những kinh như thế, người hay thọ-trì đọc tụng hiểu nghĩa rất khó có được, nếu gặp đức Phật khác, ở trong pháp này bèn được hiểu rõ.Xá-Lợi-Phất! Các ông nên một lòng tin hiểu thọ-trì lời Phật dạy. Lời các đức Phật Như-Lai nói không hư-vọng, không có thừa nào khác, chỉ có một Phật-thừa thôi.Khi ấy đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng:22.- Tỷ-khiêu, Tỷ-khiêu-niCựu lòng tăng-thượng-mạngCận-sự-nam ngã-mạnCận-sự-nữ chẳng tin,Hàng bốn-chúng như thếSố kia có năm nghìnChẳng tự thấy lỗi mìnhNơi giới có thiếu-sótTiếc giữ tội quấy mìnhTrí nhỏ đó đã ra,Bọn cám tấm trong chúngUy-đức Phật phải đi,Gã đó kém phước-đứcChẳng kham lãnh pháp này,Chúng nay không cành láChỉ có những hột chắc23.- Xá-Lợi-Phất khéo nghe!Pháp của các Phật đượcVô-lượng sức phương-tiệnMà vì chúng-sinh nói.Tâm của chúng-sinh nghĩCác món đạo ra làmBao nhiêu những tánh dụcNghiệp lành dữ đời trướcPhật biết hết thế rồiDùng các duyên thí-dụLời-lẽ sức phương-tiệnKhiến tất cả vui-mừng.Hoặc là nói thế-kinhCô-khởi cùng bổn-sự.Bổn-sinh, vị-tằng-hữuCũng nói những nhân-duyênThí-dụ và Trùng-tụngLuận-nghị cộng chín kinh.Căn-độn ưa pháp nhỏ.Tham-chấp nơi sinh-tửNơi vô-lượng đức PhậtChẳng tu đạo sâu mầuBị các khổ-não loạnVì đó nói Niết-bàn.Ta bày phương-tiện đóKhiến đều vào tuệ Phật,Chưa từng nói các ôngSẽ được thành Phật-đạoSở-dĩ chưa từng nóiVì giờ nói chưa đến,Nay chính là đến giờQuyết định nói đại-thừa.24.- Chín bộ pháp của taThuận theo chúng-sanh nóiVào đại-thừa làm gốcNên mới nói kinh này.Có phật-tử tâm tịnhÊm dịu cũng căn lợi,Nơi vô-lượng các PhậtMà tu đạo sâu mầu,Vì hàng phật-tử nàyNói kinh đại-thừa đây.Ta ghi cho người đóÐời sau thành Phật-đạoBởi thâm tâm niệm PhậtTu trì tịnh-giới vậyHạng này nghe thành PhậtRất mừng đầy khắp mình,Phật biết tâm của kia.Nên vì nói đại-thừa.Thanh-Văn hoặc Bồ-tát,Nghe ta nói pháp raNhẫn đến một bài kệÐều thành Phật không nghi.25.- Trong cõi Phật mười phươngChỉ có một thừa phápKhông hai cũng không baTrừ Phật phương-tiện nóiChỉ dùng danh tự giảDẫn dắt các chúng-sanhVì nói trí-tuệ Phật.Các Phật ra nơi đờiChỉ một việc này thựcHai thứ chẳng phải chơn.Trọn chẳng đem tiểu-thừaMà tế độ chúng-sinh,Phật tự trụ đại-thừaNhư pháp của mình đượcÐịnh, huệ, lực trang-nghiêmDùng đây độ chúng-sanh.Tự chứng đạo vô-thượngPháp bình-đẳng đại-thừaNếu dùng tiểu-thừa độNhẫn đến nơi một ngườiThời ta đọa sân thamViệc ấy tất không được,Nếu người tin về PhậtNhư-Lai chẳng dối gạtCũng không lòng tham ghenDứt ác trong các phápNên Phật ở mười phươngMà riêng không chỗ sợ.Ta dùng tướng trang-nghiêmÁnh-sáng soi trong đờiÐấng vô-lượng chúng trọngVì nói thực-tướng ấn26.- Xá-Lợi-Phất! nên biếtTa vốn lập thệ-nguyệnMuốn cho tất cả chúngBằng như ta không khác,Như ta xưa đã nguyệnNay đã đầy-đủ rồiÐộ tất cả chúng-sanhÐều khiến vào Phật-đạoNếu ta gặp chúng-sanhDùng Phật-đạo dạy cảKẻ vô-trí rối saiMê-lầm không nhận lời.Ta rõ chúng-sanh đóChưa từng tu cội lànhChấp chặt nơi ngũ-dụcVì si-ái sinh khổ,Bởi nhân-duyên các dục.Sanh vào ba đường dữXoay lăn trong sáu nẻoChịu đủ những khổ độcThân mọn thụ bào thaiÐời đời tăng trưởng luônNgười đức mỏng ít phướcCác sự khổ bức ngặtVào rừng rậm tà-kiếnHoặc chấp có, chấp khôngNương gá các chấp nàyÐầy đủ sáu mươi haiChấp chặt pháp hư-vọngBền nhận không bỏ đượcNgã-mạn tự khoe caoDua-nịnh lòng không thựcTrong nghìn muôn ức kiếpChẳng nghe danh-tự PhậtCũng chẳng nghe chính-phápNgười như thế khó độ.27.- Cho nên Xá-Lợi-Phất!Ta vì bày phương-tiệnNói các đạo dứt khổChỉ cho đó Niết-BànTa dầu nói Niết-BànCũng chẳng phải thực-diệt,Các pháp từ bản-laiTướng thường tự vắng-lặngPhật-tử hành-đạo rồiÐời sau được thành PhậtTa có sức phương tiệnMở bày khắp ba-thừa.Tất cả các Thế-TônÐều nói đạo nhất-thừaNay trong đại-chúng nàyÐều nên trừ nghi-lầmLời Phật nói không khácChỉ một, không hai thừa.28.- Vô-số kiếp đã quaVô-lượng Phật diệt-độTrăm nghìn muôn ức PhậtSố nhiều không lường được.Các Thế-Tôn như thếCác món duyên thí-dụVô-số ức phương-tiệnDiễn nói các pháp tướng,Các đức Thế-Tôn đóÐều nói pháp nhất-thừaÐộ vô-lượng chúng-sanhKhiến vào nơi Phật-đạoLại các đại-thánh-chúaBiết tất cả thế-gianTrời người loài quần-sanhThâm-tâm chỗ ưa-muốnBèn dùng phương-tiện khácGiúp bày nghĩa đệ-nhất.29.- Nếu có loài chúng-sinhGặp các Phật quá-khứHoặc nghe pháp bố-thíHoặc trì-giới nhẫn-nhụcTinh-tấn, thuyền, trí thảyCác món tu phước-tuệ,Những người như thế đóÐều đã thành Phật-đạoSau các Phật diệt-độNếu người lòng lành dịuCác chúng-sinh như thếÐều đã thành Phật-đạo30.- Các Phật diệt-độ rồiNgười cúng-dàng Xá-LợiDựng muôn-ức thứ thápVàng, bạc và pha-lêXà-cừ cùng mã-nãoNgọc mai-khôi, lưu-lyThanh-tịnh rộng nghiêm sức,Trau-giồi nơi các tháp,Hoặc có dựng miếu đáChiên-đàn và trầm-thủyGỗ mật cùng gỗ khácGạch ngói bùn đất thảy,Hoặc ở trong đồng trốngChứa đất thành miếu PhậtNhẫn đến đồng-tử giỡnNhóm cát thành tháp Phật,Những hạng người như thếÐều đã thành Phật-đạo.31.- Nếu như người vì PhậtXây dựng các hình-tượngChạm-trổ thành các tướngÐều đã thành Phật-đạo.Hoặc dùng bảy báu làmThau, đồng bạch, đồng đỏChất nhôm cùng chì kẽmSắt, gỗ cùng với bùnHoặc dùng keo, sơn, vảiNghiêm-sức làm tượng PhậtNhững người như thế đóÐều đã thành Phật-đạoVẽ vời làm tượng PhậtTrăm tướng phước trang-nghiêmTự làm hoặc bảo ngườiÐều đã thành Phật-đạo.Nhẫn đến đồng-tử giỡnHoặc cỏ cây và bútHoặc lấy móng tay mìnhMà vẽ làm tượng PhậtNhững hạng người như thếLần lần chứa công-đứcÐầy đủ tâm đại-biÐều đã thành Phật-đạoChỉ dạy các Bồ-tátÐộ thoát vô-lượng chúng.32.- Nếu người nơi tháp-miếuTượng báu và tượng vẽDùng hoa, hương, phan, lọngLồng kính mà cúng-dàngHoặc khiến người trổi nhạcÐánh trống, thổi sừng ốcTiêu địch, cầm, không-hầuTỳ-bà, chụp-chả đồngCác tiếng hay như thếÐem dùng cúng-dàng hếtHoặc người lòng vui-mừngCa ngâm khen đức PhậtNhẫn đến một tiếng nhỏÐều đã thành Phật-đạo33.- Nếu người lòng tán-loạnNhẫn đến dùng một hoaCúng-dàng nơi tượng vẽLần thấy các đức PhậtHoặc có người lễ lạyHoặc lại chỉ chắp tayNhẫn đến giơ một tayHoặc lại hơi cúi đầuDùng đây cúng-dàng tượngLần thấy vô-lượng PhậtTự thành đạo vô-thượngRộng độ chúng vô-sốVào vô-dư Niết-bànNhư củi hết lửa tắt.Nếu lòng người tán-loạnVào nơi trong tháp-miếuMột xưng Nam-mô PhậtÐều đã thành Phật-đạoNơi các Phật quá-khứTại-thế, hoặc diệt-độ,Có người nghe pháp nàyÐều đã thành Phật-đạo34.- Các Thế-Tôn vị-laiSố nhiều không thể lườngCác đức Như-Lai đóCùng phương-tiện nói pháp.Tất cả các Như-LaiDùng vô-lượng phương-tiệnÐộ thoát các chúng-sinhVào trí vô-lậu Phật,Nếu có người nghe phápKhông ai chẳng thành Phật.Các Phật vốn thệ-nguyệnTa tu hành Phật-đạoKhắp muốn cho chúng-sinhCũng đồng được đạo này.Các Phật đời vị-laiDầu nói trăm nghìn ứcVô-số các pháp-mônKỳ-thực vì nhất-thừa.Các Phật lưỡng-túc-tônBiết pháp thường không tínhGiống Phật theo duyên sinhCho nên nói nhất-thừa.Pháp đó trụ ngôi phápTướng thế-gian thường cònNơi đạo-tràng biết rồiÐức Phật phương tiện nói.Hiện-tại mười phương PhậtCủa trời người cúng-dàngSố nhiều như hằng-saHiện ra nơi thế-gianVì an-ổn chúng-sanhCũng nói pháp như thế.Biết vắng-bặt thứ nhấtBởi dùng sức phương-tiệnDầu bày các món đạoKỳ-thực vì Phật-thừaBiết các hạnh chúng-sinhThâm-tâm nó nghĩ nhớNghiệp quen từ quá-khứTính-dục, sức tinh-tấnVà các căn-lợi độnDùng các món nhân-duyênThí-dụ cùng lời-lẽTùy-cơ phương-tiện nói.Từ nay cũng như vậyVì an-ổn chúng-sinhDùng các món pháp-mônRao bày nơi Phật-đạoTa dùng sức trí-tuệRõ tính dục chúng-sinhPhương-tiện nói các phápÐều khiến được vui-mừng.Xá-Lợi-Phất nên biết!Ta dùng mắt Phật xemThấy sáu đường chúng-sinhNghèo cùng không phước-tuệVào đường hiểm sinh-tửKhổ nối luôn không dứtSâu tham nơi ngũ-dụcNhư trâu 'mao' mến đuôiDo tham-ái tự cheÐui mù không thấy biếtChẳng cầu Phật thế lớnCùng pháp dứt sự khổSâu vào các tà-kiếnLấy khổ muốn bỏ khổPhật vì chúng-sinh nàyMà sinh lòng đại-bi36.- Xưa, tu ngồi đạo-tràngXem cây cùng kinh-hànhSuy-nghĩ việc như vầy:Trí-tuệ của ta đượcVi-diệu rất thứ nhấtChúng-sinh các căn chậmTham vui si làm mùCác hạng người như thếLàm sao mà độ được?Bấy giờ các Phạm-VươngCùng các Trời Ðế-ThíchBốn Thiên-Vương hộ đờiVà trời Ðại-tự-tạiCùng các thiên-chúng khácTrăm nghìn ức quyến-thuộcChắp tay cung-kính lễThỉnh ta chuyển-pháp-luân.Ta liền tự suy-nghĩNếu chỉ khen Phật-thừaChúng-sanh chìm nơi khổKhông thể tin pháp đóDo phá pháp không tinRớt trong ba đường dữTa thà không nói phápMau vào cõi Niết-BànLiền nhớ Phật quá-khứThực-hành sức phương-tiệnTa nay chứng được đạoCũng nên nói ba thừa.37.- Lúc ta nghĩ thế đóMười phương Phật đều hiệnTiếng phạm an-ủi taHay thay! đức Thích-CaBậc Ðạo-sư thứ nhấtÐược pháp vô-thượng ấyTùy theo tất cả PhậtMà dùng sức phương-tiệnChúng ta cũng đều đượcPháp tối-diệu thứ nhấtVì các loại chúng-sinhPhân-biệt nói ba-thừa.Trí kém ưa pháp nhỏChẳng tự tin thành PhậtCho nên dùng phương-tiệnPhân-biệt nói các quảDầu lại nói ba-thừaChỉ vì dạy Bồ-tát.38.- Xá-Lợi-Phất nên biết!Ta nghe các đức PhậtTiếng nhiệm-mầu rất sạchXưng: 'Nam-mô chư Phật!'Ta lại nghĩ thế nàyTa ra đời trược-ácNhư các Phật đã nóiTa cũng thuận làm theoSuy-nghĩ việc đó rồiLiền đến thành Ba-Nại.Các pháp-tướng tịch-diệtKhông thể dùng lời bàyBèn dùng sức phương-tiệnVì năm Tỷ-khiêu nói.Ðó gọi chuyển-pháp-luânBèn có tiếng Niết-bànCùng với A-La-HánTên pháp, tăng sai khác.Từ kiếp xa nhẫn lạiKhen bày Pháp Niết-BànDứt hẳn khổ sống chếtTa thường nói như thế39.- Xá-Lợi-Phất phải biếtTa thấy các Phật-tửChí-quyết cầu Phật-đạoVô-lượng nghìn muôn ứcÐều dùng lòng cung-kínhÐồng đi đến chỗ PhậtTừng đã theo các PhậtNghe nói pháp phương-tiệnTa liền nghĩ thế nàySở-dĩ Phật ra đờiÐể vì nói Phật-tuệNay chính đã đúng giờ.40.- Xá-Lợi-Phất phải biết!Người căn chậm trí nhỏKẻ chấp tướng kiêu-mạoChẳng thể tin pháp nàyNay ta vui vô-úyỞ trong hàng Bồ-tátChính bỏ ngay phương-tiệnChỉ nói đạo vô-thượng.Bồ-tát nghe pháp đóÐều đã trừ lưới nghiNghìn hai trăm la-hánCũng đều sẽ thành PhậtNhư nghi-thức nói phápCủa các Phật ba đờiTa nay cũng như vậyNói pháp không phân-biệtCác đức Phật ra đờiLâu xa khó gặp-gỡChính sử hiện ra đờiNói pháp này khó hơnVô-lượng vô-số kiếpNghe pháp này cũng khó,Hay nghe được pháp nàyNgười đó cũng lại khóThí như hoa linh-thoạiTất cả đều ưa-mếnÍt có trong trời, ngườiLâu lâu một lần trổ.41.- Người nghe pháp mừng khenNhẫn đến nói một lờiThời là đã cúng dàngTất cả Phật ba đờiNgười đó rất ít cóHơn cả hoa Ưu-đàm.Các ông chớ có nghiTa là vua các phápKhắp bảo các đại chúngChỉ dùng đạo nhất thừaDạy bảo các Bồ-tátKhông Thanh-Văn đệ-tử42.- Xá-Lợi-Phất các ông!Thanh-Văn và Bồ-tátPhải biết pháp mầu nàyBí yếu của các PhậtBởi đời ác năm trượcChỉ tham ưa các dụcNhững chúng-sinh như thếTrọn không cầu Phật-đạoNgười ác đời sẽ tớiNghe Phật nói nhất-thừaMê lầm không tin nhậnPhá pháp đọa đường dữNgười tàm quí trong sạchQuyết chí cầu Phật-đạoNên vì bọn người ấyRộng khen đạo nhất-thừa.Xá-Lợi-Phất nên biếtPháp các Phật như thếDùng muôn ức phương-tiệnTùy thời nghi nói phápNgười chẳng học tập tuKhông hiểu được pháp nàyCác ông đã biết rõPhật là thầy trong đờiViệc phương-tiện tùy-nghiKhông còn lại nghi lầmLòng sinh rất vui mừngTự biết sẽ thành Phật.________KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA_________________QUYỂN THỨ NHẤT________Một sáng chiếu phương đông, thể diệu toàn bày, chẳng phải chỗ suy lường mà suy lường được, thầm hiểu ở trong lòng, phương-tiện truyền bày một đạo nhả hương trời.Nam-mô Pháp-hoa Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần)Thế-Tôn hiện điềm tốt, Di-Lặc nghi tướng lành, Văn-Thù vì chúng rộng phô bày: Phật xưa phóng hào-quang. Ba phen mời đấng Pháp Vương vì nói hương Diệu-Liên.Nam-mô quá-khứ Nhật-Nguyệt-Ðăng-Minh Phật (3 lần)THÍCH NGHĨA(1) KINH: Pháp thường, mười phương ba đời các đức Phật đều nói như vậy. Nói đủ là 'Khế Kinh' nghĩa là 'pháp thường khế hiệp chân-lý cùng khế hiệp căn-cơ chúng-sinh'. DIỆU PHÁP LIÊN HOA: Pháp mầu khó nghĩ lường, thắng hơn tất cả các pháp. Kinh pháp này là bậc nhất trong kinh pháp khác của Phật nói, dụ như hoa sen, vì hoa sen sánh với hoa khác có 5 điều đặc-biệt:1. Có hoa là có gương: nhân quả đồng thời.2. Mọc trong bùn lầy mà vẫn trong sạch thơm tho.3. Cọng hoa từ gốc tách riêng nhưng không chung cành với lá.4. Ong và bướm không bu đậu.5. Không bị người dùng làm trang điểm (Xưa đàn bà Ấn-Ðộ quen dùng hoa kết thành tràng để đeo đội v.v...)(2) Ðức Phật Thích-Ca Mâu-Ni.(3) Các điều vọng lầm hay làm lọt mất công-đức lành.(4) Tự mình đã được thoát khỏi khổ sinh-tử luân hồi.(5) Ba cõi: Cõi dục, cõi sắc, cõi vô-sắc.(6) Từ quả A-na-hàm trở xuống chưa được giải thoát còn phải học tập nên gọi 'Hữu-học'. Quả A-la-hán đã được giải thoát, về trong tiểu thừa pháp, thời không còn phải học nữa nên gọi Vô-học.(7) Quả chứng của Phật.(8) Tổng trì: Gồm nhiếp các Pháp.(9) Tài biện luận ưa giảng nói pháp.(10) Chỗ rốt ráo, trọn vẹn, nên xong hoàn toàn.(11) Tên của vị vua 33 nước trời Ðao-lỵ ở trên đỉnh núi Tu-Di.(12) Ba thứ tiếng vang dội và 3 thứ rung động của hình sắc.(13) (16) Các loài thần hầu hạ cõi Ðao-lỵ.(14) Thần phi-thiên: có phúc như trời mà đức kém hơn trời.(15) Chim cánh vàng (kim sí-điểu)(17) Thần rắn.(18) 1) Trời, 2) Người, 3) A-tu-la, 4) Thú, 5) Quỉ, 6) Ðịa ngục.(19) Phật là vua pháp (pháp-vương). Bồ-tát cũng như con của Phật nên là: Pháp-vương-tử.(20) Người thụ tam-qui ngũ-giới tu tại-gia gần gũi hộ thờ Tam-Bảo nên gọi cận-sự, đàn ông là Nam, đàn bà là nữ, ta quen gọi là 'Cư-sĩ'.(21) Vô-số (một số lớn). Kiếp có: tiểu-kiếp, trung-kiếp, đại-kiếp. Một tiểu-kiếp có 16.798.000 năm. Một trung-kiếp có 20 tiểu-kiếp. Một đại-kiếp có 4 trung-kiếp: Thành, Trụ, Hoại, Không.(22) 1) Khổ-đế, 2) Tập-đế, 3) Diệt-đế, 4) Ðạo-đế.(23) 1) Vô-minh, 2) Hành, 3) Thức, 4) Danh sắc, 5) Lục nhập, 6) Xúc, 7) Thụ, 8) Ái, 9) Thủ, 10) Hữu,11) Sinh, 12) Lão-tử . 12 món này làm nhân duyên lẫn nhau.(24) Cũng gọi là 6 độ: 1) Bố-thí-độ, 2) Trì-giới-độ, 3) Nhẫn-nhục-độ, 4)Tinh-tấn-độ, 5) Thuyền-định-độ,6) Trí-tuệ-độ.(25) Trí của Phật.(26) 1) Ðông-thắng-thần châu. 2) Nam-Thiệm-bộ châu (quả địa-cầu), 3) Tây-ngưu-hóa châu, 4) Bắc-câu-lôchâu.(27) (THỌ-KÝ): Trao cho lời ghi chắc về sau, bao nhiêu năm cõi nào sẽ thành Phật hiệu là v.v...(28) Sông Hằng một con sông lớn xứ Ấn-Ðộ, trong sông và hai bờ có cát rất mịn, trong kinh thường dùng sốcát ấy để chỉ một một số đông nhiều.(29) Ông thầy dắt dẫn.(30) Thanh-Văn thừa, Duyên-Giác thừa, Phật-thừa.(31) Phương-chước hay phương-pháp tiện-lợi dễ-dàng.SỰ-TÍCHTẢ KINH PHÁP HOAÔNG NGHIÊM CUNGNước Tàu, triều nhà Trần niên hiệu Ðại-Kiến năm đầu, ở xứ Dương-Châu có ông Nghiêm-Cung tả kinh Pháp-Hoa để phát cho người trì tụng.Lúc đó có thần ở miếu Cung-Ðình-Hồ mách mộng cho khách buôn đem hết của trong miếu đưa sang trao cho ông Cung để chi phí về việc tả kinh.Lại một hôm ông Cung mang tiền ra phố mua giấy viết lỡ thiếu 3.000 đồng điếu, bỗng thấy từ trong chợ đi ra một người cầm 3.000 đồng điếu trao cho ông Cung mà nói: 'Giúp ông mua giấy'. Nói xong biến mất.Rốt đời Tùy, giặc cướp đến Giang-Ðô đều dặn nhau không nên phạm đến xóm của ông Nghiêm Pháp-Hoa (Nghiêm-Cung). Nhờ đó mà cả xóm an-lành.Ðến cuối đời Ðường, nhà họ Nghiêm vẫn nối nhau tả kinh không thôi.'Vậy thời tả kinh, hay in kinh công-đức lớn biết dường nào, không nói đến phước báu tốt đẹp ở nhiều đời sau, mà ngay trong hiện-tại cũng không thể lường được, chẳng những là mình khỏi khổ ngay mà mọi người ở gần cũng được nhờ, cả thần thánh cũng thường theo hộ trợ như truyện ông Nghiêm-Cung đây vậy.'
Subscribe to:
Posts (Atom)